Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?

10/05/2023 | 16:07 18 lượt xem Gia Vượng

Hiện nay khi có nhu cầu vay vốn thì nhiều cá nhân, hộ gia đình sẽ nghĩ đến trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng. Trong trường hợp này, cá nhân có thể trực tiếp dùng chính tài sản của mình hoặc của người khác để thế chấp vay ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều trường hợp, sổ đỏ đứng tên của ông bà hoặc đứng tên của cha mẹ nhưng hiện tại họ đã qua đời, và người sử dụng đất hiện tại là các con. Vậy thắc mắc rằng sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không? Làm sao để vay thế chấp ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người chết? Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Vay thế chấp sổ đỏ là gì?

Vay thế chấp sổ đỏ là việc người đi vay dùng bất động sản để làm tài sản thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng nhưng không chuyển giao tài sản đó đối với ngân hàng. Tài sản thế chấp do ngân hàng nắm giữ hoặc thỏa thuận để bên thứ 3 nắm giữ (nhưng thường là ngân hàng nắm giữ).

Đối với vay thế chấp sổ đỏ, loại giấy tờ bắt buộc mà người đi vay cần chuẩn bị để làm căn cứ cho tài sản bảo đảm là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ).

Điều kiện vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng là gì?

Mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện riêng về việc vay thế chấp tuy nhiên có một vài điều kiện để cầm sổ đỏ vay ngân hàng thường là:

  • Người vay tiền thế chấp sổ đỏ ngân hàng là công dân Việt Nam đang ở độ tuổi lao động (20 – 65 tuổi) và có thu nhập ổn định trên 3 triệu/tháng, chứng minh được năng lực trả nợ.
  • Có hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn tại nơi có chi nhánh ngân hàng cho vay.
  • Tại thời điểm đi vay thế chấp, khách hàng vay không có nợ xấu tại ngân hàng.
  • Có tài sản thế chấp ngân hàng là bất động sản đã được cấp sổ đỏ, sổ hồng nhà đất.
  • Có phương án sử dụng vốn vay phù hợp, khả thi, tuyệt đối không được sử dụng vốn vay ngân hàng để kinh doanh bất hợp pháp.

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?

Để thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng, người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc người thừa kế phải đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ (theo khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013).

Đồng thời, khi một người đã chết mà chưa chia thừa kế thì Sổ đỏ đó vẫn thuộc về người đã chết đó. Mà khi đã chết, người đó không còn không năng lực hành vi dân sự, không thể thực hiện các giao dịch, quyền, nghĩa vụ dân sự, không thể tự mình ký tên vào hợp đồng thế chấp, phiếu đăng ký thế chấp…

Do đó, có thể thấy, mặc dù có thể sử dụng Sổ đỏ của người khác để thực hiện thế chấp cho người thứ ba vay vốn nhưng không có ngân hàng nào đồng ý lấy tài sản của người chết đi thế chấp vay vốn tại ngân hàng mà chưa chia thừa kế.

Bên cạnh đó, cũng không có tổ chức hành nghề công chứng nào công chứng hợp đồng thế chấp khi bên thế chấp là người đã chết.

Do đó, khi Sổ đỏ đứng tên người đã chết mà chưa chia thừa kế hoặc chưa đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ mang tên người sống (có thể là người thừa kế hoặc người khác thông qua giao dịch mua bán, tặng cho… với người thừa kế sau khi đã chia di sản là quyền sử dụng đất) sẽ không thể thế chấp vay vốn tại ngân hàng.

Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?

Làm sao để vay thế chấp ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người chết?

Như phân tích trên, nếu Sổ đỏ vẫn đứng tên người chết và các đồng thừa kế chưa thực hiện phân chia di sản thừa kế để sang tên cho người thừa kế hoặc sau đó bán, tặng cho… người khác thì không thể vay vốn ngân hàng.

Đồng nghĩa, dù Sổ đỏ đứng tên người chết nhưng đã có đủ điều kiện để sang tên cho người sống thì ngân hàng chắc chắn sẽ xem xét duyệt khoản vay cho người có yêu cầu. Để thực hiện được điều đó, người có nhu cầu phải thực hiện 02 thủ tục:

– Phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật và sang tên Sổ đỏ cho người còn sống.

– Thế chấp Sổ đỏ đã mang tên người sống tại tổ chức tín dụng có nhu cầu.

Sau đây là chi tiết thủ tục vay ngân hàng khi Sổ đỏ đứng tên người chết:

Phân chia di sản thừa kế

Có hai hình thức phân chia di sản thừa kế là theo di chúc (nếu người chết có để lại di chúc) và theo pháp luật (nếu không có di chúc, có nhưng di chúc không có hiệu lực…)

Thế chấp tại ngân hàng

Sau khi thực hiện phân chia di sản thừa kế, người thừa kế phải thực hiện thủ tục sang tên Sổ đỏ. Khi đã có Sổ đỏ mang tên mình, người này có thể thực hiện thủ tục thế chấp tại ngân hàng theo thủ tục nêu tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN với các hồ sơ sau đây:

– Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn; sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy xác nhận hộ khẩu…

– Giấy tờ về tài sản: Sổ đỏ hoặc sổ hồng.

– Phương án sử dụng vốn.

– Giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay: Đăng ký kinh doanh, giấy mua hàng, hợp đồng mua chung cư, mua đất, mua xe ô tô…

– Các loại giấy tờ khác theo yêu cầu của tổ chức tín dụng.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và phê duyệt các khoản vay. Việc phê duyệt các khoản vay sẽ phụ thuộc vào chính sách riêng của từng ngân hàng cũng như thoả thuận với người vay.

Sau khi khoản vay được phê duyệt, khách hàng sẽ được yêu cầu ký hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, biên bản giao nhận tài sản…

Và trước khi ngân hàng giải ngân khoản vay cho khách hàng, khi thế chấp Sổ đỏ, người vay phải làm thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Một Cửa của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sổ đỏ đứng tên người đã mất có vay ngân hàng được không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về giấy giao nhận tiền đặt cọc mua bán nhà đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?

Trong thực tế, các ngân hàng, công ty tài chính khác nhau sẽ có lãi suất vay thế chấp sổ đỏ sẽ khác nhau 6% – 8%/năm sẽ là khoảng mức lãi suất cho vay thông thường trong thời hạn ưu đãi. Sau đó lãi suất sẽ được điều chỉnh tăng từ 3 – 5% (tùy thuộc vào chính sách cho vay của mỗi ngân hàng).

Vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng, sau bao lâu sẽ được giải ngân?

Thời gian giải ngân khoản vay thế chấp sổ đỏ còn phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng, hồ sơ vay vốn của khách hàng. Nếu bạn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng, quá trình thẩm định tài sản diễn ra thuận lợi thì thời gian giải ngân khoản vay chỉ sau 5 – 7 ngày làm việc.

Vay thế chấp ngân hàng có giữ sổ đỏ hay không?

Có. Ngân hàng sẽ giữ sổ đỏ đỏ bản gốc của khách hàng để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ đầy đủ và đúng hạn của khách hàng. Dù ngân hàng giữ sổ đỏ của bạn nhưng bạn có thể yên tâm vì ngân hàng không được phép mua bán. Chỉ trong trường hợp bạn không còn khả năng thanh toán thì sổ đỏ sẽ chuyển giao cho ngân hàng để đấu giá trừ nợ.