Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng là gì?

26/06/2023 | 14:28 41 lượt xem Gia Vượng

Với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay, những dự án về xây dựng diễn ra với số lượng nhiều và quy mô lớn. Để những dự án này diễn ra một cách nhanh chóng và suôn sẻ thì không thể không nói đến vai trò của các nhà đầu tư, nhà thầu khảo sát là người sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động chất lượng cũng như là tiến độ của công trình xây dựng. Vậy pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng là gì? Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng được quy định cụ thể ra sao? Hãy cùng tư vấn luật đất đai tìm hiểu tại nội dung sau đây:

Căn cứ pháp lý

Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi năm 2020)

Quy định pháp luật về việc khảo sát xây dựng như thế nào?

Về khái niệm, khảo sát xây dựng là hoạt động xây dựng được quy định cụ thể ở khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 như sau:

Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.

Về nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, căn cứ tại Điều 75 Luật Xây dựng 2014 quy định cụ thể như sau:

– Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.

– Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.

– Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng là gì?

Trong bất cứ một dự án nào, chủ đầu tư cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định và phê duyệt các vấn đề liên quan đến dự án. Căn cứ tại Điều 76 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng cụ thể như sau:

– Chủ đầu tư có các quyền sau:

+ Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;

+ Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;

+ Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;

+ Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;

+ Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;

+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ đầu tư có các nghĩa vụ sau:

+ Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng trong trường hợp không tự thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

+ Cung cấp cho nhà thầu khảo sát xây dựng thông tin, tài liệu có liên quan đến công tác khảo sát;

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng là gì?

+ Xác định yêu cầu đối với khảo sát xây dựng và bảo đảm điều kiện cho nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện công việc;

+ Thực hiện đúng hợp đồng khảo sát xây dựng đã ký kết;

+ Tổ chức giám sát công tác khảo sát xây dựng; nghiệm thu, phê duyệt kết quả khảo sát theo quy định của pháp luật;

+ Bồi thường thiệt hại khi cung cấp thông tin, tài liệu không phù hợp, vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng được quy định cụ thể ra sao?

Nhà thầu khảo sát có trách nhiệm bố trí đủ người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp để thực hiện khảo sát theo quy định của hợp đồng xây dựng; cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát chất lượng quy định tại phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng. Căn cứ tại Điều 77 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng cụ thể như sau:

– Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:

+ Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;

+ Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;

+ Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;

+ Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

– Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:

+ Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật này và hợp đồng khảo sát xây dựng;

+ Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

+ Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

+ Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Yêu cầu đối với khảo sát xây dựng hiện nay như thế nào?

Theo quy định tại Điều 74 Luật Xây dựng 2014, yêu cầu đối với khảo sát xây dựng bao gồm:

– Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải được lập phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, loại hình khảo sát, bước thiết kế và yêu cầu của việc lập thiết kế xây dựng.

– Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng được áp dụng.

– Công tác khảo sát xây dựng phải tuân thủ phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng, bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng được duyệt và được kiểm tra, giám sát, nghiệm thu theo quy định.

– Kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành báo cáo, bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế và phải được phê duyệt.

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong khảo sát xây dựng là gì?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo hợp đồng mua bán chuyển nhượng nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Có các loại hình khảo sát xây dựng nào?

Các loại hình khảo sát xây dựng gồm:
1.    Khảo sát địa hình.
2.     Khảo sát địa chất công trình.
3.     Khảo sát địa chất thủy văn.
4.     Khảo sát hiện trạng công trình.
5.     Công việc khảo sát khác phục vụ hoạt động đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định.

Nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm những gì?

Nội dung chủ yếu của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:
1.    Cơ sở, quy trình và phương pháp khảo sát.
2.     Số liệu khảo sát; phân tích, đánh giá kết quả khảo sát.
3.     Kết luận về kết quả khảo sát, kiến nghị.

Quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như thế nào?

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề