Quy định xây dựng nhà ở trong hẻm về chiều cao?

16/11/2023 | 23:25 246 lượt xem Vân Anh

Với cơ sở hạ tầng như hiện nay thì việc xây dựng nhà ở trong các con hẻm nhỏ tại các thành phố lớn diễn ra rất phổ biến. Bởi lẽ tại các thành phố lớn thì diện tích đất hạn chế và dân số rất đông nên bắt buộc phải xây dựng nhà tại trong các con hẻm nhỏ và phải xây cao lên thì mới đủ diện tích sinh hoạt. Nhưng về chiều cao nhà ở không phải muốn xây như thế nào cũng được mà phải tuân thao quy định. Cùng Tư vấn Luật đất đai tìm hiểu quy định xây dựng nhà ở trong hẻm về chiều cao như thế nào nhé.

Quy định xây dựng nhà ở trong hẻm về chiều cao?

Trên thực tế, chiều cao tối đa của một công trình xây dựng được tính từ mặt đất của công trình đến điểm cao nhất của công trình, kể cả phần mái hoặc phần mái dốc, căn cứ vào quy hoạch được duyệt cho vị trí, khu vực nơi có công trình. xác định vị trí. Đối với các công trình xây dựng có cao độ mặt đất khác nhau thì chiều cao được tính bắt đầu từ cao độ mặt đất thấp nhất phù hợp với quy chuẩn xây dựng được địa điểm xây dựng công trình phê duyệt.

Theo quy định tại Thông tư số 61/2021- TT-BXD đã đưa ra cách xác định số tầng của nhà được xây dựng trong hẻm:

Quy định xây dựng nhà ở trong hẻm về chiều cao
  • Số tầng của tòa nhà bao gồm tất cả các tầng trên mặt đất (trong đó tính cả tầng kỹ thuật, tầng tum) và tầng bán hầm, nửa hầm, không ba gồm các tầng áp mái, trong đó: Tầng tum chỉ có chức năng sử dụng để bao che lồng cầu thang bộ/ giết, thang máy và che chắn các thiết bị kỹ thuật của công trình xây dựng. Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư này đã quy định diện tích mái tum không vượt quá 30% diện tích sàn mái thì tầng tung sẽ không được tính vào số tầng cao của công trình xây dựng đó; Ngoài ra, đối với công trình xây dựng có các cao độ mặt đất khác nhau thì số tầng nhà theo cao độ mặt đất thấp nhất theo quy hoạch được phê duyệt tại địa phương đặt công trình xây dựng.
  • Các trường hợp tầng lửng không được tính vào số tầng cao của công trình xây dựng, đó là: Đối với công trình là nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp với các mục đích dân dụng khác: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới, đảm bảo chỉ cho phép một tầng lửng không tính vào số tầng của tòa nhà; Đối với công trình là tòa nhà chung cư, chung cư hỗn hợp: Khi tầng lửng được bố trí sử dụng là khu kỹ thuật thì duy nhất một tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình, đảm bảo diện tích sàn xây dựng không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng ngay bên dưới và không vượt quá 300m2; Và đối với trường hợp các công trình khác: Tầng lửng với mục đích dùng bố trí sử dụng làm khu vực kỹ thuật, có diện tích sàn không vượt quá 10% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới công trình xây dựng.

Mời bạn xem thêm: mẫu đơn nghỉ việc được chúng tôi cập nhật mới hiện nay.

Nhà trong hẻm được xây bao nhiêu tầng?

Không có con số cụ thể để xác định số tầng nhà ở được phép xây dựng trong một con hẻm. Để xác định số tầng một tòa nhà dân cư được phép xây dựng trong một con hẻm, thay vào đó phải dựa vào ranh giới của con hẻm địa điểm xây dựng dự án. Theo quy định pháp luật hiện hành, căn cứ vào ranh giới diện tích xây dựng có thể chia thành các trường hợp riêng lẻ sau:

  • Trường hợp xây dựng nhà trong hẻm có lộ giới nhỏ hơn 3.5m: Đối với trường hợp xây dựng công trình nhà ở có lộ giới nhỏ hơn 3.5 mét thì số tầng được xây dựng tối đa là ba tầng với điều kiện là tổng chiều cao của công trình xây dựng không vượt quá 13.6 mét. Đối với tầng trệt của công trình xây dựng thì không được phép xây dựng có chiều cao vượt quá 3.8 mét.
  • Trường hợp xây dựng nhà ở trong hẻm có lộ giới từ 3.5 mét đến 7 mét: Đối với trường hợp công trình xây dựng nhà ở trong hẻm từ 3.5 mét đến 7 mét thì số tầng được phép thi công là ba tầng (đối với trường hợp không có các yếu tố tăng tầng cao). Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu trường hợp công trình xây dựng có khoảng lùi thì công trình xây dựng sẽ được xây dựng tối đa là 4 tầng khu vụ trí xây dựng là nơi thuộc khu vực trung tâm các thành phố hoặc trung tâm quận, huyện.
Quy định xây dựng nhà ở trong hẻm về chiều cao
  • Trường hợp xây dựng công trình nhà ở trong hẻm có lộ giới từ 7 mét đến dưới 12 mét: Đối với trường hợp thi công công trình xây dựng nhà trong hẻm với lộ giới từ 7 mét đến dưới 12 mét thì số tầng được xây dựng của ngôi nhà sẽ căn cứ vào một số tiêu chí sau: (i) Trường hợp xây dựng công trình nhà ở không có yếu tố tăng tầng cao thì được phép xây dựng tối đa 4 tầng; (ii) Trường hợp xây dựng công trình nhà ở tại hẻm thuộc trung tâm quận, huyện hoặc trung tâm thành phố hoặc xây dựng trên các lô đất lớn thì sẽ được phép xây dựng tối đa là 5 tầng; (iii) Trường hợp xây dựng nhà ở trong hẻm có đủ một trong hai yếu tố tăng tầng cao là nhà ở trung tâm thành phố, trung tâm quận huyện hoặc xây dựng trên lô đất có diện tích hơn thì theo quy định sẽ được xây dựng tối đa là 6 tầng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định xây dựng nhà ở trong hẻm về chiều cao?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp luật như tư vấn đất đai nếu quý khách có nhu cầu.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm xây dựng nhà ở trong hẻm vượt quá số tầng cho phép bị phạt bao nhiêu?

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình;
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng nhà trong hẻm bị phạt bao nhiêu?

Tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Thứ tư, xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.