Quy định về tách thửa đất thổ cư 2023 tại Hà Nội

22/12/2022 | 17:10 383 lượt xem Lò Chum

Quy định về tách thửa đất thổ cư 2023 tại Hà Nội

Thưa luật sư tôi có hai thằng con trai bây giờ đã trưởng thành công việc ổn định. Tôi có một mảnh đất muốn chia cho mỗi đứa 1 nửa để làm nhà. Để cho hai đứa tránh tình trạng tranh chấp mâu thuẫn không đáng có nên tôi muốn tách sẵn mảnh đất đó, tôi muốn hỏi luật sư là Quy định về tách thửa đất thổ cư 2023 tại Hà Nội như thế nào? Tình tự và thủ tục tách thửa đất thổ cư như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tư vấn luật đất đai để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Quy định về tách thửa đất thổ cư 2023 tại Hà Nội? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Đất thổ cư là gì?

Đất thổ cư là loại hình đất ở và phân biệt với đất thổ canh (hay còn gọi là đất canh tác). Đất ở được quy định trong Luật Đất đai 2013 là loại hình đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Mục đích của loại hình đất này là để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ đời sống.

Ngoài ra, đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư. Kể cả vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ đã được công nhận thuộc loại hình đất ở. Đây là loại đất cho phép để ở, xây dựng nhà cửa và các công trình xây dựng liên quan phục vụ đời sống.

Quy định về tách thửa đất thổ cư 2023 tại Hà Nội

Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2017 về một số nội dung thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn thành phố. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 04/6/2022.

Tại quyết định vừa ban hành, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội bổ sung một số nội dung Điều 8a về một số nội dung thực hiện đối với dự án sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Theo đó, điều kiện, tiêu chí để tách thửa là khu đất phải liền thửa, không bị chia cắt; có vị trí ít nhất một mặt tiếp giáp với tuyến đường hiện có, hoặc tuyến đường theo quy hoạch, có khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung khu vực. Có kích thước các cạnh của thửa đất từ 10m trở lên (đối với đất thương mại, dịch vụ và đất khác) hoặc 20m trở lên (đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp).

Cùng với đó, phải có diện tích nằm ngoài chỉ giới đường đỏ tối thiểu từ 200 m2 trở lên (đối với đất thương mại, dịch vụ và đất khác) hoặc 400 m2 trở lên (đối với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp) và chiếm từ 10% trở lên so với diện tích khu đất thực hiện dự án.

Quyết định này cũng sửa đổi Điều 4 về việc lập danh mục các công trình, dự án thu hồi đất; danh mục các công trình, dự án sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác; kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.

Theo đó, UBND cấp huyện được giao căn cứ kế hoạch sử dụng đất của thành phố 5 năm 2021 – 2025 và các kỳ tiếp theo; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030 và các quy định hiện hành, định kỳ tháng 5 và tháng 9 hàng năm lập danh mục các dự án phải thu hồi đất; lập danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo HĐND tại kỳ họp giữa năm và cuối năm.

Đồng thời, UBND cấp huyện tổ chức xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án sử dụng đất để lập kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện theo quy định, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt theo quy định.

Đối với dự án nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Hằng quý, trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, văn bản đề nghị của tổ chức thực hiện theo hình thức nhận chuyển nhượng, quy mô của dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND cấp huyện tổ chức rà soát nguồn gốc, hiện trạng sử dụng đất.

Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, sự phù hợp quy hoạch xây dựng, trình UBND thành phố phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm để làm căn cứ thực hiện thủ tục nhận chuyển nhượng theo quy trình và quy định.

Thời gian qua, tại nhiều khu vực vùng ven Hà Nội như Thị xã Sơn Tây, Thạch Thất,.. nở rộ tình trạng một số cá nhân, nhà đầu tư nhỏ lẻ mua gom đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm, đất vườn… của người dân rồi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng thành đất ở, sau đó tách thửa, phân lô bán nền rầm rộ.

Trước thực trạng này, hồi tháng 3/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tạm dừng việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất đối với thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất; thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.

Chỉ tiết tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất đối với thửa đất ở (toàn bộ diện tích thửa đất là đất ở) đảm bảo điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành.

Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát, báo cáo về việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/01/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500 m2 (gồm: thửa đất nông nghiệp; thửa đất có đất ở và đất nông nghiệp trong cùng thửa đất), đã được UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Kiểm tra, rà soát, báo cáo về các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến việc chia tách thửa đất, hợp thửa đất; đồng thời căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, hoặc quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và điều kiện cụ thể tại địa phương để đề xuất, kiến nghị cụ thể về Điều kiện thửa đất, điều kiện hợp thửa đất theo từng loại đất và diện tích, kích thước tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất tại địa phương.

Quy định về phân lô tách thửa đất hiện nay như thế nào?

Quy định về tách thửa đất thổ cư 2023 tại Hà Nội
Quy định về tách thửa đất thổ cư 2023 tại Hà Nội

Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;
  • Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất; hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Hồ sơ xin tách thửa gồm những gì?

Theo Khoản 11 Điều 9 được quy định trong Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hô sơ xin tách thửa được quy định như sau:

  1. Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu số 11/ĐK;
  2. Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp (sổ đỏ, sổ hồng);

Số lượng: 1 bộ. Nộp tại phòng Tài nguyên và Môi trường.

Thủ tục tách thửa sổ đỏ hiện nay?

Căn cứ Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ–CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đất đai quy định về trình tự, thủ tục tách thửa đất hoặc hợp thửa như sau:

“ Điều 75Trình tự, thủ tục thực hiện tách thửa hoặc hợp thửa đất

1.  Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa.

2.  Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

2. Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

b) Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

a) Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

b) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Theo quy định trên, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ  để thực hiên việc tách thửa, người sử dụng đất nộp hồ  tại Văn phòng đăng ký đất đai để được giải quyết.

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về tách thửa đất thổ cư 2023 tại Hà Nội ” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề pháp lý về thủ tục gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp,…, Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833 102 102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian phân lô tách thửa đất hiện nay là bao lâu?

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã; thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật; thời gian trưng cầu giám định.
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thời gian thực hiện tăng thêm 10 ngày.

Điều kiện làm sổ đỏ đất thổ cư?

Điều kiện làm sổ đỏ đất thổ cư:
Nếu đang là đất nông nghiệp/ phi nông nghiệp muốn chuyển đổi mục đích sang đất thổ cư thì phải đáp ứng những điều kiện sau:
Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất không có tranh chấp.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Tách thửa sổ đỏ hiện nay bao gồm những khoản thuế phí nào?

Khi thực hiện thủ tục tách thửa sổ đỏ người dân cần đóng các loại thuế phí sau, ngoài ra tùy thuộc vào từng địa phương sẽ có những khoản thu khác nhưng phải có biên lai thu tiền đầy đủ.
Thuế thu nhập cá nhân
Lệ phí trước bạ = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)
Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính