Quy định về lập dự toán công trình xây dựng như thế nào?

05/09/2023 | 09:38 351 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi mới vừa ra trường và vào làm tại một công ty xây dựng, vừa qua công ty tôi có nhận thầu xây dựng một công trình mới và tôi được giao phụ trách việc lập dự toán công trình, tuy nhiên tôi vẫn chưa nắm rõ các “Quy định về lập dự toán công trình xây dựng” ra sao. Mong luật sư giải đáp.

Khái niệm dự toán công trình chắc hẳn đã không còn xa lạ đối với các công ty xây dựng, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa nắm được và hiểu về những quy định về lập dự toán công trình xây dựng này. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Quy định về lập dự toán công trình xây dựng

Ở các giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kỹ thuật – thi công thì các nhà thầu sẽ phải tiến hành lập dự toán cho những công trình xây dựng này. Việc lập dự toán này sẽ được căn cứ dựa trên dự toán xây lắp, dự toán mua sắm trang thiết bị, chi phí khác và các chi phí dự phòng…

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm:

– Chi phí xây dựng: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công.

– Chi phí thiết bị: là các khoản chi phí dùng để mua sắm các thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); phí quản lý việc mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí gia công, chế tạo thiết bị cần gia công, chế tạo (nếu có); chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có); chi phí vận chuyển; bảo hiểm; thuế và các loại phí; chi phí liên quan khác;

– Chi phí quản lý dự án: là khoản chi phí sử dụng để quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ thời điểm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến khi hoàn thiện công trình xây dựng có thể  đưa dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: là khoản chi phí sử dụng để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ thời điểm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án cho đến khi hoàn thiện công trình xây dựng có thể  đưa dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.

 – Chi phí khác và chi phí dự phòng.

Lưu ý: Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư cần xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Hướng dẫn dự toán công trình xây dựng

Theo quy định của pháp luật hiện hành về việc lập dự toán công trình xây dựng thì đối với những dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư sẽ phải xác định tổng dự toán để việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết diễn ra một cách hiệu quả.

Ngày 31/8/2021, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 11/2021/TT-BXD, theo đó, hướng dẫn dự toán công trình xây dựng từ ngày 15/10/2021 như sau:

– Dự toán xây dựng công trình xác định theo quy định tại Điều 12 Nghị định 10/2021/NĐ-CP và phương pháp hướng dẫn tại mục 1 Phụ lục II Thông tư 11. Các khoản mục chi phí trong dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.

– Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 10 và phương pháp hướng dẫn tại Phụ lục III Thông tư 11. Chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng. Chi phí trực tiếp xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 10, hướng dẫn chi tiết tại mục I Phụ lục III Thông tư 11 và một số quy định cụ thể sau:

+ Khối lượng đo bóc, tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo hướng dẫn tại Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình;

+ Đơn giá xây dựng chi tiết, giá xây dựng tổng hợp xác định theo hướng dẫn tại Phụ lục IV Thông tư 11.

Quy định về lập dự toán công trình xây dựng

– Chi phí thiết bị trong dự toán xây dựng công trình xác định theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 10, hướng dẫn chi tiết tại mục 1 Phụ lục II Thông tư 11 và một số quy định cụ thể sau:

+ Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị và giá mua thiết bị tương ứng. Khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị được xác định từ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở và danh mục thiết bị trong dự án được duyệt. Giá mua thiết bị được xác định phù hợp với giá thị trường trên cơ sở thông tin về giá thiết bị trong hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc báo giá của nhà cung cấp, nhà sản xuất; hoặc giá của thiết bị tương tự về công suất, công nghệ, xuất xứ trong công trình đã thực hiện được quy đổi phù hợp với thời điểm tính toán.

+ Chi phí gia công, chế tạo thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị; hoặc thông tin về giá gia công, chế tạo thiết bị trong hệ thống cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc căn cứ vào báo giá gia công, chế tạo thiết bị của đơn vị sản xuất, cung ứng; hoặc giá gia công, chế tạo thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện được quy đổi phù hợp với thời điểm tính toán.

+ Chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí vận chuyển; chi phí bảo hiểm; thuế và các loại phí, các chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán hoặc căn cứ quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Chi phí lắp đặt thiết bị xác định bằng dự toán như đối với dự toán chi phí xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 11.

+ Chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có) xác định bằng dự toán phù hợp nội dung công việc thực hiện.

– Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 12 và Điều 30 Nghị định 10 trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) đã tính toán trong tổng mức đầu tư xây dựng; hoặc bằng dự toán phù hợp với chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt. Định mức chi phí quản lý dự án quy định tại Thông tư ban hành định mức xây dựng.

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán xây dựng công trình xác định theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 10 và Điều 13 Thông tư 11. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm các chi phí tư vấn tính chung cho cả dự án.

– Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 10 và một số quy định cụ thể sau:

+ Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; hoặc xác định bằng dự toán; hoặc ghi theo giá trị hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định của pháp luật; hoặc được dự tính trong dự toán xây dựng công trình phù hợp với tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt trong trường hợp chưa đủ cơ sở để xác định.

+ Các chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường; chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray và các loại thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự, nếu không tính chung cho cả dự án thì được dự tính trong chi phí khác của dự toán xây dựng công trình. Các chi phí 11 được xác định bằng dự toán phù hợp với thiết kế, biện pháp thi công xây dựng và điều kiện đặc thù của công trình.

+ Chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng, sử dụng vật liệu mới liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh;

chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải dây chuyền công nghệ, sản xuất theo quy trình trước khi bàn giao; chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng; các khoản thuế tài nguyên, các khoản phí, lệ phí và một số khoản mục chi phí khác có liên quan tính chung cho cả dự án.

– Chi phí dự phòng trong dự toán xây dựng công trình được xác định theo quy định tại khoản 7 Điều 12 Nghị định 10, cụ thể như sau:

+ Chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

+ Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian, tiến độ dự kiến thực hiện công trình (tính bằng quý, năm) và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

– Tổng hợp tổng dự toán quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 10 được lập theo hướng dẫn tại mục 3 Phụ lục II Thông tư 11.

– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định 10 và phương pháp hướng dẫn tại mục 4 Phụ lục II Thông tư 11.

Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình

Việc xây dựng dự toán xây dựng công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cả Nhà thầu và cả Chủ đầu tư trong việc thiết lập kế hoạch tài chính cho dự án. Vì vai trò quan trọng đó, các bước lập dự toán xây dựng công trình phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Trong một số trường hợp vì một số lý do nào đó mà dự toán xây dựng đã được lập trước đó không còn phù hợp với tình hình thực tiễn việc thi công thì việc điều chỉnh dự toán công trình sẽ được diễn ra.

Dự toán xây dựng công trình của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụ thể như sau:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) khi:

+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án

–  Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trong đó, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13  Nghị định 10/2021/NĐ-CP.

Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Quy định về lập dự toán công trình xây dựng“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như tra cứu quy hoạch thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Dự toán xây dựng công trình được xác định như thế nào ?

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của công trình, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của công trình.

Quy trình phê duyệt dự toán xây dựng công trình tiến hành như thế nào?

Căn cứ Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (Điều này được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định nội dung về phê duyệt dự toán xây dựng công trình cụ thể như sau:
– Việc thẩm định bước thiết kế xây dựng phải được chủ đầu tư triển khai sau bước thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này để làm căn cứ phê duyệt, ngoại trừ trường hợp trong quyết định đầu tư xây dựng chủ đầu tư có quy định khác. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư quyết định việc kiểm soát thiết kế dựa trên quy định trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu và quy định của pháp luật có liên quan.
– Việc thẩm định các nội dung quy định tại Điều 83 của Luật này do chủ đầu tư tiến hành đối với bước thiết kế.
– Các công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 83a của Luật Xây dựng. Cơ quan có chuyên môn thẩm định được phép mời các tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện năng lực, kinh nghiệm để tiến hành thẩm định thiết kế xây dựng.
– Các công trình xây dựng có yêu cầu đảm bảo về phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng thì phải được cho ý kiến hoặc thẩm duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
– Đối với công trình xây dựng có sử dụng vốn đầu tư công và công trình xây dựng có yêu cầu đảm bảo về phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh quốc phòng, chủ đầu tư có quyền trình hồ sơ tới cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả thực hiện yêu cầu đảm bảo về phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường sẽ được gửi tới cơ quan chuyên môn về xây dựng để làm căn cứ kết luận thẩm định.
– Công trình xây dựng gây ảnh hưởng lớn tới an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ cho việc thẩm định.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp văn bản của cơ quan chuyên môn về xây dựng và các cơ quan, tổ chức có liên quan; thực hiện các yêu cầu (nếu có); Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại. Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này.
– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.