Quy định diện tích nhà ở xã hội tối thiểu như thế nào?

26/12/2022 | 10:05 101 lượt xem Thủy Thanh

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được xây dựng nhờ sự hỗ trợ của nhà nước để dành cho những đối tượng đặc biệt, những đối tượng có khó khăn trong cuộc sống và phải đáp ứng được các điều kiện đưa ra. Khi mua nhà ở xã hội thì những đối tượng này sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với việc mua nhà ở bình thường. Bởi vì đây là loại hình nhà ở do nhà nước chủ trì xây dựng nên việc xây dựng phải tuân thủ theo các quy định về cách thức xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, diện tích nhà ở… Vậy pháp luật hiện hành “Quy định diện tích nhà ở xã hội tối thiểu” như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở.

Tức nhà nước sẽ hỗ trợ cho các dự án nhà ở xã hội, người mua nhà sẽ được hưởng mức giá ưu đãi hơn so với những căn hộ thuộc diện thương mại.

Các loại nhà ở xã hội hiện nay

Điều 55 Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau:

– Là nhà chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.

– Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kể, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội.

Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Theo quy định tại Luật Nhà ở 2014, để được mua nhà ở xã hội thì phải thỏa mãn 02 điệu kiện:

(1) Điều kiện cần

Thuộc 01 trong 09 đối tượng sau đây:

– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

– Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

– Hộ gia đình nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng);

– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ nhưng không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 81 và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

– Hộ gia đình nghèo, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

(Theo Điều 49 Luật Nhà ở 2014).

(2) Điều điện đủ

Các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng các điều kiện như sau:

– Điều kiện về nhà ở:

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong Hộ gia đình nghèo thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

– Điều kiện về cư trú:

+ Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;

+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội.

 Điều kiện về thu nhập:

Phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên đối với các đối tượng sau:

+ Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

+ NLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Lưu ý: Không yêu cầu đáp ứng điều kiện về thu nhập bao gồm các đối tượng sau:

+ Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

+ Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ mà không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;

+ Hộ gia đình nghèo, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Quy định diện tích nhà ở xã hội tối thiểu
Quy định diện tích nhà ở xã hội tối thiểu

Quy định diện tích nhà ở xã hội tối thiểu

Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP). Cụ thể như sau:

Đối với nhà ở xã hội là nhà chung cư

– Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

– Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối đa, nhưng mức tăng không quá 10% so với diện tích căn hộ tối đa là 70 m2 và bảo đảm tỷ lệ số căn hộ trong dự án xây dựng nhà ở xã hội có diện tích sàn trên 70 m2 không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.

Đối với nhà ở xã hội là nhà liền kề thấp tầng

– Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Trường hợp dự án xây dựng nhà ở xã hội liền kề thấp tầng thì phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận. Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định chủ trương đầu tư.

Đối với nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân xây dựng

Việc thiết kế nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng phải bảo đảm chất lượng xây dựng, phù hợp với quy hoạch và điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn tối thiểu đối với phòng ở

Mỗi phòng ở của nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua phải đảm bảo chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và các tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:

– Diện tích sử dụng phòng ở không được nhỏ hơn 10m2; chiều rộng thông thủy không dưới 2,40m; chiều cao thông thủy chỗ thấp nhất không dưới 2,70m.

– Phòng ở phải có cửa đi, cửa sổ đảm bảo yêu cầu thông gió và chiếu sáng tự nhiên.

– Tường bao che, tường ngăn giữa các phòng phải được làm bằng vật liệu đáp ứng yêu cầu phòng cháy và chống thấm.

– Mái nhà không được lợp bằng vật liệu dễ cháy và phải đảm bảo không bị thấm dột.

– Nền nhà phải được lát gạch hoặc láng vữa xi măng và phải cao hơn mặt đường vào nhà, mặt sân, hè.

– Có đèn đủ ánh sáng (tối thiểu có một bóng đèn điện công suất 40W cho diện tích 10m2), nếu ở tập thể thì phải có tối thiểu một ổ cắm điện cho một người.

– Nếu phòng ở được xây dựng khép kín thì khu vệ sinh phải có tường ngăn cách với chỗ ngủ.

– Bảo đảm cung cấp nước hợp vệ sinh theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của pháp luật chuyên ngành.

– Có các thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định.

– Diện tích sử dụng bình quân không nhỏ hơn 5m2 cho một người.

– Trường hợp xây dựng nhà ở xã hội liền kề thấp tầng để bán hoặc cho thuê mua thì từng phòng ở phải được xây dựng khép kín (có khu vệ sinh). Trường hợp để cho thuê thì có thể sử dụng khu vệ sinh chung cho nhiều phòng ở, nhưng phải bố trí khu vệ sinh riêng cho nam và nữ.

Tiêu chuẩn tối thiểu đối với căn hộ, căn nhà

Mỗi căn hộ, căn nhà xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua phải đảm bảo chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và các tiêu chuẩn tối thiểu sau đây:

– Đối với căn hộ nhà chung cư phải đáp ứng tiêu chuẩn của căn hộ khép kín theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về nhà ở, có diện tích sử dụng tối thiểu là 25m2 (bao gồm cả khu vệ sinh).

– Đối với căn nhà (không phải căn hộ nhà chung cư) phải đáp ứng tiêu chuẩn về phòng ở và phải được xây dựng khép kín (có phòng ở riêng, khu vệ sinh riêng), có diện tích sử dụng tối thiểu là 25m2 (bao gồm cả khu vệ sinh); đáp ứng các quy định về chất lượng công trình xây dựng từ cấp 4 trở lên theo pháp luật về xây dựng.

Yêu cầu tối thiểu đối với khu đất xây dựng nhà ở xã hội

– Khu đất xây dựng nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua phải phù hợp với quy hoạch xây dựng; không thuộc khu vực cấm xây dựng; không vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực cần bảo vệ khác theo quy định của pháp luật; không thuộc khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập úng, bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, bãi rác, nghĩa trang; không lấn chiếm đất công và không có tranh chấp về đất đai.

– Việc xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu trong khu đất (giao thông, chiếu sáng, cấp thoát nước, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường) phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn của pháp luật chuyên ngành.

– Mỗi khu nhà ở phải có Bản nội quy sử dụng treo ở nơi dễ quan sát.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định diện tích nhà ở xã hội tối thiểu” .Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn Luật đất đai.com với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Diện tích đất tối thiểu được cấp phép xây dựng nhà ở là bao nhiêu?

Diện tích tối thiểu để được cấp phép xây dựng: Lô đất nhỏ nhất là 25m2
– Kích thước lô đất qui hoạch xây dựng nhà ở được xác định theo nhu cầu và đối tượng sử dụng và phải phù hợp qui hoạch.
Cụ thể với các khu qui hoạch mới: nếu đường phố có lộ giới từ 20m trở lên diện tích lô đất xây nhà ở gia đình tối thiểu là 45m2. Chiều rộng của lô đất ít nhất 5m, chiều sâu tối thiểu cũng 5m. Trường hợp đường có lộ giới dưới 20m thì diện tích của lô đất tối thiểu là 36m2, chiều rộng và chiều sâu lô đất ít nhất là 4m. Với nhà liên kế hoặc nhà riêng lẻ có hai mặt tiếp giáp đường chính khu vực thì chiều dài tối đa của dãy nhà là 60m. Giữa các dãy nhà phải bố trí đường giao thông phù hợp qui hoạch hoặc đường đi bộ rộng tối thiểu 4m.
– Từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ (ranh xác định giữa lô đất và đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật), trừ các trường hợp sau đây: đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà được phép vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m; từ vỉa hè lên cao 1m,
– Các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí nhà được vượt chỉ giới đường đỏ không quá 0,2m. Từ độ cao 3,5m (từ vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ôvăng, ban công, mái đua…) được vượt chỉ giới đường đỏ nhưng còn tùy thuộc chiều rộng lộ giới, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m…
– Đối với ban công, mái đua, ôvăng, độ vươn ra được qui định cụ thể như sau: nếu đường có lộ giới dưới 7m thì không được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ; đường từ 7-12m thì các bộ phận trên được vươn ra khỏi chỉ giới đường đỏ tối đa 0,9m; đường trên 12m đến 15m vươn tối đa 1,2m; đường lộ giới trên 15m được vươn ra đến 1,4m. Riêng các phần ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt qua chỉ giới đường đỏ.
– Đối với các khu đô thị cũ: khi qui hoạch, cải tạo phải dành đất tối đa để bố trí các công trình phúc lợi công cộng. Riêng nhà liên kế hiện có khi cải tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau: trường hợp lô đất nằm trong dãy phố diện tích tối thiểu để xây nhà liên kế là 25m2/căn và chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 2,5m. Qui chuẩn này áp dụng cho toàn dãy phố.
– Trường hợp lô đất đứng riêng lẻ diện tích nhỏ nhất để xây dựng nhà là 50m2/căn, với chiều sâu, chiều rộng không nhỏ hơn 5m. Nếu nhà bị giải tỏa, phần diện tích còn lại nhỏ hơn các qui chuẩn trên áp dụng theo các qui định liên quan.

Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào?

Tiêu chuẩn và chất lượng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân được quy định tại Điều 48 Luật Nhà ở:
– Nhà ở phải được xây dựng trên thửa đất ở có đủ điều kiện về diện tích để xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị phải thực hiện xây dựng, cải tạo nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
Trường hợp được phép xây dựng nhà ở có từ hai tầng trở lên mà tại mỗi tầng được thiết kế, xây dựng từ hai căn hộ trở lên theo kiểu khép kín, có đủ tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng tối thiểu mỗi căn hộ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và có phần diện tích thuộc sở hữu riêng, phần diện tích thuộc sở chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này thì được Nhà nước công nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
– Nhà ở riêng lẻ có thời hạn sử dụng được xác định căn cứ vào cấp công trình xây dựng và hiện trạng thực tế của nhà ở.
Khi nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì thực hiện phá dỡ theo quy định tại Mục 4 Chương VI của Luật này.