Thi công xây dựng là một trong các ngành mang tính chất công việc khá nguy hiểm cho người lao động, và cũng đã có không ít trường hợp xảy ra tai nạn thương tâm và đáng tiếc trong quá trình thi công xây dựng công trình. vậy nên pháp luật nước ta đã đưa ra các quy định cụ thể để đảm bảo an toàn cho người lao động khi đang làm việc tại các công trình xây dựng. Vậy thì “Quy định an toàn trong thi công xây dựng” được quy định như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.
Quy định an toàn trong thi công xây dựng
An toàn trong thi công xây dựng công trình yêu cầu bắt buộc đối với hoạt động thi công xây dựng công trình.
An toàn trong xây dựng được hiểu đơn thuần là những giải pháp phòng chống các tác động cũng như yếu tố có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.
Tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2017/TT-BXD về việc quản lý an toàn lao động trong xây dựng do Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành quy định như sau: “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình”.
Theo đó, người lao động làm trong lĩnh vực xây dựng luôn phải trang bị đầy đủ kiến thức và đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho mình. Và người sử dụng lao động cũng cần phải lưu ý những biện pháp để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động.
Khái niệm “An toàn trong thi công xây dựng công trình” hay “Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình” đã được đưa ra trong Nghị định 06/2021/NĐ-CP và có nội dung tương tự như khái niệm được đưa ra trong Thông tư 04/2017/TT-BXD, tuy nhiên, trong thuật ngữ lại có sự khác biệt khi không xác định an toàn ở đây là “an toàn lao động”, trong khi thực chất nội dung nhắc đến là “an toàn lao động”. Từ sự nhìn nhận này, tác giả cung cấp khái niệm an toàn lao động và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình như sau:
An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của Thông tư 04/2017/TT-BXD và pháp luật khác có liên quan nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.
Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng bao gồm: nhà thầu thi công xây dựng; chủ đầu tư; bộ phận quản lý an toàn lao động của nhà thầu thi công xây dựng công trình; người lao động trên công trường xây dựng.
Quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là một trong các nội dung trong quản lý thi công xây dựng công trình.
Quy định về đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn và các biện pháp cần thiết khác để:
– Bảo vệ cho người làm việc trên công trường và người ở khu vực lân cận trước các nguy cơ gây suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong phát sinh từ công trường;
– Đảm bảo vệ sinh, môi trường trong và ngoài công trường xây dựng.
Trước khi và trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng trên công trường, người sử dụng lao động phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm của công trường, công trình và đặc điểm của các loại công việc thi công khác nhau để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại, xác định các vùng nguy hiểm, vùng nguy hại trên công trường và khu vực lân cận công trường. Vùng nguy hiểm, vùng nguy hại phải được thiết lập, kiểm soát để đảm bảo an toàn bằng các biện pháp sau:
+ Có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập;
+ Có các phương tiện cảnh báo, chỉ dẫn cụ thể;
+ Có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.
Việc sử dụng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, các loại máy, thiết bị thi công trên công trường và các PTBVCN phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan (bao gồm pháp luật về: Chất lượng sản phẩm hàng hóa; xây dựng; an toàn vệ sinh lao động; y tế; bảo vệ môi trường; PCCC; giao thông; hóa chất; quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ) và các quy định sau:
– Sử dụng các vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm đảm bảo chất lượng và các quy định trong quy chuẩn này;
– Các loại máy, thiết bị thi công phải có đầy đủ các tài liệu kèm theo tại thời điểm mua bán (hoặc thuê), bao gồm: Chỉ dẫn của nhà sản xuất về lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng hoặc vận hành và bảo trì; chứng nhận nguồn gốc xuất xứ; chứng nhận chất lượng; các chứng nhận hoặc kết quả thử nghiệm từ nhà sản xuất hoặc chứng nhận hợp chuẩn (nếu có); chứng nhận hợp quy theo QCVN (nếu có quy chuẩn); kiểm định định kỳ theo quy định (nếu có);
– Đối với vật tư, máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động phải được kiểm định an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động;
– Máy, thiết bị thi công phải thỏa mãn các quy định sau:
+ Được thiết kế hợp lý, xét đến nguyên tắc ec-gô-nô-my (trong đó đặc biệt lưu ý đến chỗ ngồi của người vận hành);
+ Được duy trì trong tình trạng làm việc tốt;
+ Được sử dụng, bảo trì đúng với chỉ dẫn của nhà sản xuất;
+ Được lắp đặt bởi người lao động đã được đào tạo, huấn luyện về đúng loại máy, thiết bị thi công được giao nhiệm vụ lắp đặt;
+ Được sử dụng, điều khiển hoặc vận hành bởi người lao động đã được đào tạo, huấn luyện về đúng loại máy, thiết bị thi công được giao sử dụng, điều khiển và vận hành.
Các biện pháp an toàn trên công trường xây dựng
Lĩnh vực xây dựng luôn tiềm ẩn những rủi ro. Do đó bất kể là người lao động hay người sử dụng lao động cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe và tài sản của mình. Dưới đây là một số biện pháp đảm bảo an toàn xây dựng bạn cần lưu ý.
Kiểm định độ an toàn của các thiết bị máy móc
Trước khi bắt tay vào việc thi công, lắp đặt một công trình xây dựng nào đó bạn cần chắc chắn các thiết bị máy móc hoạt động an toàn. Nếu là người hoạt động trong nghề lâu năm, bước này sẽ được thực hiện nhanh chóng. Lưu ý, khi kiểm tra các thiết bị đã đảm bảo an toàn bạn cũng cần kiểm tra xem nguồn điện đấu nối đã đạt chuẩn chưa nhé!
Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động
Trước khi bắt tay vào thực hiện công việc, người lao động phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ. Nhất là khi bạn làm ở trên cao. Những thiết bị bảo đảm an toàn trong xây dựng gồm có những đồ cơ bản như giầy bảo hộ, kính, áo, dây đeo, dây căng an toàn…Việc này vừa đảm bảo an toàn cho bản thân vừa tránh ảnh hưởng đến công ty. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những thiết bị robot hiện đại có chức năng điều khiển từ xa làm những việc con người dễ gặp rủi ro nhất.
Tuân thủ đúng khoảng cách an toàn
Khi tiến hành làm việc, bạn phải đảm bảo tuân thủ các khoảng cách an toàn trong xây dựng đã được quy định. Nhất là không được vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Điều này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người lao động. Bên cạnh đó, để yên tâm hơn bạn cần thường xuyên, sửa chữa, bảo dưỡng những thiết bị, máy móc cần thiết mình hay sử dụng.
Vệ sinh an toàn nơi làm việc
Mỗi người lao động phải luôn có ý thức vệ sinh sạch sẽ nhà xưởng, công trình xây dựng. Đừng vì một chút cẩu thả của mình mà ảnh hưởng đến cả tập thể, cả công ty. Ví như bạn hút thuốc gần nơi dễ cháy nổ, hãy tưởng tượng ngọn lửa lan ra ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với cả tập thể. Ngoài ra, cần đảm bảo những trang bị bảo hộ của mình phải luôn sạch sẽ để thoải mái hơn khi làm việc.
Tổ chức huấn luyện an toàn lao động trong xây dựng
Như đã nói ở trên, lĩnh vực xây dựng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì vậy, các đơn vị xây dựng thường xuyên bớt chút thời gian tập huấn an toàn lao động cho công nhân. Việc làm này sẽ giúp người lao động nâng cao được ý thức bảo vệ tính mạng cũng như tài sản của công ty.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Quy định an toàn trong thi công xây dựng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý liên quan như là thẩm quyền bồi thường khi thu hồi đấtt, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Không canh tác đất trồng lúa hơn 01 năm thì có bị thu hồi không?
- Kinh doanh bất động sản có bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp không?
- Mẫu hợp đồng môi giới nhà đất mới năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Để đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho người lao động và tài sản của công ty, chủ đầu tư cần phải bỏ ra nhiều khoản chi phí. Theo đó, quy định cho các khoản chi phí để thực hiện đảm bảo an toàn xây dựng bao gồm:
– Chi phí về thực hiện các biện pháp, kỹ thuật an toàn trong xây dựng
– Chi phí tuyên truyền, huấn luyện cho công nhân về an toàn trong xây dựng
– Chi phí về cung cấp trang bị, phương tiện bảo hộ lao động
– Chi phí cho công tác phòng chống cháy nổ
– Chi phí để phòng chống những yếu tố nguy hiểm và cải thiện tốt điều kiện lao động cho công nhân
– Chi phí để xử lý những tình trạng mất an toàn trong trường hợp khẩn cấp
– Chi phí cho việc kiểm soát, kiểm tra công tác an toàn xây dựng từ những người có chuyên môn cao
Theo quy định tại điều 13 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có quy định chi tiết về trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng. Theo đó nhà thầu thi công xây dựng sẽ tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, quản lý công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. Và phải có trách nhiệm lập và báo cáo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan về hệ thống quản lý thi công xây dựng của nhà thầu. Hệ thống quản lý thi công xây dựng phải phù hợp với quy mô, tính chất của công trình; trong đó cần nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng cá nhân đối với công tác quản lý thi công xây dựng bao gồm: chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án của nhà thầu; các cá nhân phụ trách kĩ thuật thi công trực tiếp và thực hiện công tác quản lý chất lượng, an toàn trong thi công xây dựng; quản lý khối lượng, tiến độ thi công xây dựng và quản lý hồ sơ thi công xây dựng công trình.
Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung cụ thể sau đây:
– Kế hoạch tổ chức thí nghiệm, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, chạy thử, quan trắc và đo đạc các thông số kĩ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kĩ thuật;
– Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu và sản phẩm, cấu kiện và thiết bị được sử dụng cho công trình; kiểm tra các biện pháp thi công;
– Tiến độ thi công xây dựng công trình;
– Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và công trình xây dựng;
– Kế hoạch tổng hợp về an toàn theo các nội dung được quy định của pháp luật; cũng như các biện pháp đảm bảo an toàn chi tiết đối với những công việc có nguy cơ mất an toàn lao động cao và được xác định trong kế hoạch tổng hợp về an toàn;
– Các nội dung cần thiết khác sẽ theo yêu cầu của chủ đầu tư và theo quy định của hợp đồng xây dựng.
Đồng thời, nhà thầu thi công xây dựng sẽ có trách nhiệm xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do chính bản thân thực hiện.