Phí sang tên nhà ở xã hội năm 2023 bao nhiêu?

22/03/2023 | 11:04 24 lượt xem Tình

Xin chào Luật sư. Tên tôi là Nam, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ngãi. Vài năm gần đây, do hoàn cảnh gia đình khá khó khăn, ba tôi ốm nặng nên thu nhập của tôi không được ổn định do phải lo viện phí và chăm sóc ba. Thấy hoàn cảnh của tôi như vậy nên anh H là người thuộc đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội có ngụ ý muốn chuyển nhượng và sang tên nhà ở xã hội cho tôi. Tuy nhiên, do chưa tiếp xúc thủ tục liên quan đến vấn đề này nên tôi không biết rằng thủ tục sang tên nhà ở xã hội như thế nào? Và phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu tiền? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hãy cùng Tư vấn đất đai tìm hiểu thông qua bài viết “Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu?” dưới đây nhé

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở năm 2014

Nhà ở xã hội là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau :

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

7.Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật này.”

Các trường hợp sang tên nhà ở xã hội theo pháp luật?

Căn cứ Khoản 4, Khoản 5 Điều 62 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

Điều 62. Nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội

“4. Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân

5.Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 05 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.”

Như vậy, sang tên nhà ở xã hội có hai trường hợp là:

  • Sau thời hạn 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội.
  • Trong thời hạn 5 năm kể từ thời điểm trả hết tiền mua nhà ở xã hội.

Hồ sơ để thực hiện sang tên nhà ở xã hội gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại điều 22 nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục – hồ sơ mua nhà ở xã hội cho chủ đầu tư để họ xét duyệt. Sau đó, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra nhằm tránh tình trạng người được mua, thuê, hay thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.

Như vậy, để mua nhà ở xã hội bạn cần chuẩn bị những giấy tờ hợp pháp sau:

Đối với hồ sơ chung

– Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội ( theo mẫu).

– Chứng minh thư nhân dân ( 3 bản chứng thực).

– Đăng ký hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân ( 3 bản chứng thực).

Ảnh các thành viên trong gia đình( ảnh 3×4, mỗi thành viên 3 ảnh).

Ngoài ra nếu bạn có các loại giấy tờ ưu tiên khác thì có thể nộp kèm trong hồ sơ.

Đối với hồ sơ minh chứng về đối tượng và thực trạng nhà ở

Bạn cần phải có giấy xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở. Việc xin xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở cần được thực hiện như sau:

– Đối tượng thuộc người có công với cách mạng phải có giấy tờ minh chứng về đối tượng theo quy định của pháp luật, xác nhận về thực trạng nhà ở hiện nay và chưa nhận được sự hỗ trợ nhà ở của nhà nước do UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp.

– Các đối tượng thuộc diện 4,5,6,7 của điều 49 luật nhà ở cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi làm việc về đối tượng cũng như thực trạng nhà ở hiện tại.

– Đối tượng thuộc diện 8 điều 49 luật nhà ở phải có giấy xác nhận đã trả lại nhà ở công vụ do cơ quan quản lý công vụ cấp.

– Đối tượng thuộc diện 9 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có xác nhận của cơ sở đào tạo nơi đối tượng đang học tập;

– Đối tượng thuộc diện 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì phải có bản sao có chứng thực chứng minh người đó có tên trong danh sách thu hồi đất ở, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền, kèm theo giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người có nhà, đất bị thu hồi về việc chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở tái định cư.

Đối với hồ sơ minh chứng về điều kiện cư trú

Những đối tượng đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó.

Những đối tượng đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội cần phải có bản sao chứng thực về giấy đăng ký tạm trú, hợp đồng lao động có thời hạn một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Riêng trường hợp các đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà đóng bảo hiểm tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì bắt buộc cần phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.

Đối với hồ sơ chứng minh về thu nhập

Trước hết các với các đối tượng thuộc khoản 4 của điều 49 luật nhà ở cần kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Các đối tượng quy định tại khoản 5,6,7 của điều 49 của Luật nhà ở cần phải xác nhận của cơ quan, đơn vị đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập.

Thủ tục sang tên nhà ở xã hội như thế nào?

Thủ tục Sang tên nhà ở xã hội tương tự như thủ tục sang tên chuyển nhượng đất đai thông thường:

Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 19/2016/TT-BXD ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ xây dựng thì thủ tục được thực hiện như sau:

Bước 1. Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà đất.

Văn bản chuyển nhượng hợp đồng do hai bên ký kết được lập thành 06 bản (03 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản bên chuyển nhượng hợp đồng lưu, 01 bản bên nhận chuyển nhượng hợp đồng lưu); trường hợp văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải thực hiện công chứng, chứng thực thì có thêm 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực.

Bước 2. Công chứng, chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà đất.

Các giấy tờ bên bán cần phải chuẩn bị:

  • Bản gốc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở bất động sản hữu khác).
  • Bản gốc hộ khẩu thường trú (của vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác).
  • Bản gốc giấy đăng ký kết hôn (nếu bên sở hữu là vợ và chồng).
  • Bản gốc sổ hồng nhà đất đang giao dịch.

Các giấy tờ bên mua cần phải chuẩn bị:

  • Bản gốc chứng minh nhân dân/căn cước công dân của bên mua
  • Bản gốc hộ khẩu thường trú (Trường hợp người mua đã có vợ hoặc chồng thì có thể đứng tên cả hai hoặc một trong hai người).
Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu?
Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu?

Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu?

Khi sang tên nhà ở xã hôi sẽ phải chịu các loại phí sau:

Tiền sử dụng đất theo điều 6 thông tư 139/2016/TT-BTC như sau:

Điều 6. Việc nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội

“Việc nộp tiền sử dụng đất của người mua, thuê mua nhà ở xã hội khi được phép bán lại nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP thực hiện như sau:

  1. Trường hợp bán nhà ở xã hội là căn hộ nhà chung cư thì người bán phải nộp cho ngân sách nhà nước 50% tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó.
  2. Trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất”

Thuế thu nhập cá nhân, theo Điều 17 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

Điều 17. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

“Điều 12. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là giá chuyển nhượng từng lần và thuế suất.

2.Thuế suất

Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại.

4. Cách tính thuế

a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%”

  • Lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ phải nộp = giá chuyển nhượng x 0,5 %

Ngoài ra, còn có các lệ phí khác như: lệ phí công chứng, lệ phí địa chính,..

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Phí sang tên nhà ở xã hội là bao nhiêu?” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nhà ở xã hội có được tặng cho hay không?

Theo quy định định tại khoản 4 Điều 19 Luật nhà ở quy định: 4. Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Như vậy theo quy định trên, sau 05 năm mua nhà ở xã hội thì chủ sở hữu có toàn quyền quyết định về nhà của mình. Vì vậy có thể tặng cho, mua bán theo nhu cầu của chủ sở hữu

Nhà ở xã hội sử dụng bao nhiêu năm thì được sang tên?

Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 05 năm.

Hỗ trợ mua nhà ở xã hội với mức lãi suất là bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 1 Quyết định 532/QĐ-TTg, mức lãi suất cho vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng với các khoản vay có dư nợ để mua, thuê mua, xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà để ở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 là 4,8%/năm.