Nhà ở xã hội là chính sách của Nhà nước nhằm giúp người lao động và người có mức thu nhập thấp có thể sở hữu nhà ở. Thực tế việc sở hữu nhà ở xã hội không còn quá xa lạ với người dân. Tuy nhiên việc sang tên, đổi chủ hay chuyển quyền sở hữu vẫn là vấn đề nhạy cảm trong các mục tư vấn đất đai. Đặc biệt là khi trong một thời gian quá dài nhà thuộc quyền sở hữu của mình bị chiếm dụng với người khác thì sẽ được đòi bất kì khi nào hay sẽ tiếp tục bị người khác chiếm dụng. Vậy nên đã có ai đã từng thắc mắc đến việc cho mượn, cho ở nhờ của nhà ở xã hội chưa? Nhà ở xã hội có được cho ở nhà không?
Bài viết sau Tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp thắc mắc về câu hỏi này. Hi vọng sẽ mạng lại một thông tin bổ ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Nhà ở xã hội là gì?
Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sở hữu và quản lý của cơ quan nhà nước (có thể là trung ương hoặc địa phương) hoặc được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ dành cho một số đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội như công chức nhà nước hoặc người có thu nhập thấp mà chưa có nhà ở thuê hoặc mua. Loại hình nhà này được cung cấp ra thị trường với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn (thấp hơn nhà ở thương mại) cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt là những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.
Thông thường, nhà ở xã hội ở Việt Nam thường có 2 loại: loại do nhà nước đầu tư và xây dựng và loại do các doanh nghiệp tư nhân xây dựng.
Cụ thể:
- Loại do nhà nước đầu tư, xây dựng với mục đích là nhà ở xã hội
- Loại do doanh nghiệp tư nhân xây dựng rồi bán lại cho quỹ nhà ở xã hội, theo các hình thức đặc thù như giảm thuế VAT, giảm thuế đất,…
- Nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% cho vào quỹ nhà ở xã hội địa phương theo pháp luật hiện hành.
Đặc điểm của nhà ở xã hội
- Nhà ở xã hội tại đô thị phải là chung cư hoặc tính vào loại đặc biệt phải là nhà ở 5 -6 tầng.
- Diện tích mỗi căn không quá 70 m²/sàn, được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà nước nhưng không được dưới 30 m²/sàn.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định từng loại đô thị
Đối tượng mua nhà ở xã hội
Các đối tượng mua nhà xã hội bao gồm:
- Cán bộ công chức, viên chức, sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Các đối tượng trả lại nhà công vụ mà gặp khó khăn về nhà ở.
- Điều kiện để mua nhà ở xã hội
3 đối tượng thuộc diện trên khi muốn thuê và thuê mua nhà ở xã hội phải có một số điều kiện sau:
- Chưa có sở hữu nhà ở và chưa thuê hoặc chưa thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
- Đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình dưới 8m² sàn/người hoặc nhà ở tạm, hư hỏng, dột nát.
- Có mức thu nhập bình quân hằng tháng của hộ gia đình không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà ở xã hội phải trả hàng tháng (đối với căn hộ có diện tích tối đa 70 m² sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hằng tháng (đối với diện tích căn hộ có diện tích tối thiểu là 30 m²) tính theo mức giá thuê do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung
Điều 153 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:
- Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó; trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì cỏ quyền cho mượn, cho ở nhờ thuộc phần sở hữu của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở, bên cho ở nhờ có quyền chấm dứt việc cho ở nhờ khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 154 của Luật này và theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể ủy quyền cho người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở.
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở?
Theo quy định tại Điều 154 Luật Nhà ở thì có 05 trường hợp chấp dứt hợp đồng cho ở nhờ nhà ở, cụ thể:
Thứ nhất, thời hạn cho ở nhờ đã hết. Thời hạn là một trong các nội dung bắt buộc được ghi nhận trong hợp đồng cho ở nhà ở, thời hạn do các bên tự thỏa thuận, phụ thuộc vào ý chí, mục đích sử dụng dài hay ngắn mà các bên đưa ra thời hạn cụ thể. Việc xác định thời hạn cũng là cách để ràng buộc trách nhiệm với các bên trong khoảng thời gian đó.
Thứ hai, nhà ở cho ở nhờ không còn. Đây là trường hợp nhà ở bị phá bỏ, cháy hoặc tiêu hủy mà không có lỗi của một trong hai bên. Đối tượng của hợp đồng không còn, hợp đồng đương nhiên chấm dứt.
Thứ ba, bên ở nhờ nhà ở chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án. Đây là trường hợp người ở nhờ không còn khả năng sử dụng, chủ thể còn lại của một bên trong hợp đồng không còn, hợp đồng đương nhiên chấm dứt.
Thứ tư, nhà ở cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là trường hợp nhằm đảm bảo an toàn cho người ở nhờ hoặc thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không có lựa chọn nào khác, đây là trường hợp bắt buộc thực hiện chấm dứt hợp đồng.
Thứ năm, theo thỏa thuận của các bên. Đây là trường hợp đặc trưng nhất trong giao dịch dân sự, hợp đồng có thể được chấm dứt trong bất kỳ trường hợp nào, thời điểm nào nếu hai bên thống nhất được ý chí.
Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở
Nhà ở tiếp cận dưới góc độ của khoa học pháp lý là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật và mỗi ngành luật lại có cách hiểu từ những khía cạnh khác nhau:
– Theo pháp luật về dân sự thì nhà ở là một loại tài sản bất động sản, là đối tượng của một số giao dịch dân sự như giao dịch về mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, cho thuê nhà ở, thế chấp nhà ở…
– Theo pháp luật về xây dựng thì nhà ở được hiểu là một loại công trình xây dựng, là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, được xây dựng theo thiết kế. (Khái niệm được xây dựng dựa trên khái niệm về công trình xây dựng).
– Theo Khoản 1 Điều 3, Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở “là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân“.
Ở nhờ là một trong các hình thức biểu hiện quyền có chổ ở của hộ gia đình, cá nhân. Cho ở nhờ nhà ở là một trong các giao dịch nhà ở được quy định tại Điều 117 Luật Nhà ở và hợp đồng cho ở nhờ nhà ở là văn bản thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quan hệ cho ở nhà ở, trong đó một bên có nhà ở cho ở nhờ và một bên có nhu cầu sử dụng nhà ở để ở và phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
Hợp đồng cho ở nhờ nhà ở phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: Họ và tên của cá nhân của các bên; mô tả đặc điểm của nhà ở, đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó; thời gian giao nhận nhà ở; thời hạn cho ở nhờ; quyền và nghĩa vụ của các bên; cam kết của các bên; các thỏa thuận khác; Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng; chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên (Điều 121, Luật Nhà ở).
Nhà ở xã hội có được cho ở nhờ không?
Kết hợp khái niệm Cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung quy định tại Điều 153 Luật Nhà ở năm 2014 và đối tượng được sở hữu nhà ở xã hội quy định tại điều 51 của Luật nhà ở xã hội quy định rõ ràng về điều kiện để được mua nhà ở xã hội. Theo đó, người mua nhà ở xã hội phải đảm bảo việc đáp ứng những yêu cầu sau:
Người mua nhà ở xã hội – chung cư xã hội phải thuộc diện khó khăn về chỗ ở. Họ chưa được nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Họ phải là những người đang trong thời điểm đi thuê, mượn nhà hay ở nhờ nhà của người khác, hoặc có nhà nhưng bị nhà nước thu hồi phụ vụ cho việc giải phóng mặt bằng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, người mua nhà ở xã hội thường là người khó khăn về chỗ ở nên khó có việc cho ở nhờ nhà ở xã hội, tuy nhiên pháp luật cũng không quy định cũng như không cấm việc cho ở nhờ nhà ở xã hội. Nên việc cho ở nhờ nhà ở xã hội là được phép tuy nhiên hạn chế vì sẽ làm mất tính minh bạch khi xác định đối tượng được mua nhà ở xã hội.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đất cho ở nhờ lâu có đòi lại được không theo quy định?
- Quy định mới về đánh thuế đất
- Cần lưu ý khi thuê mua nhà ở xã hội những gì năm 2023?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Nhà ở xã hội có được cho ở nhờ không” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới hợp đồng cho thuê nhà đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Bên mượn, ở nhờ không trả lại đất
Có thể bị mất đất, quyền sử dụng đất
Bên ở nhờ vi phạm các quy định trong hợp đồng
Đất cho mượn bị sử dụng sai mục đích
Xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn với bên mượn đất
Hiện nay, thuê mua nhà ở xã hội được thể hiện được một số ưu điểm thu hút người có nhu cầu như:
– Khi hết hạn hợp đồng thuê mua, người thuê không bắt buộc phải tiếp tục mua nhà ở xã hội, chỉ cần mua khi có nhu cầu, vì thế, có thể chọn mua hoặc không sau một thời gian thuê và hiểu rõ đặc điểm của nhà cũng như khu vực;
– Không cần bỏ ra nhiều tiền ngay ban đầu, chỉ cần có tối thiểu 20%, tối đa 50% giá trị nhà ở là có thể ký hợp đồng thuê mua được nhà ở xã hội;
– Giá thuê mua hay mua nhà ở xã hội tương đối thấp do được Nhà nước hỗ trợ nên phù hợp với các cặp vợ chồng trẻ mới lập gia đình, chưa có nhiều điều kiện kinh tế hay có thu nhập thấp.
– Số tiền trả hàng tháng cũng khá thấp, hàng tháng bạn chỉ cần trả một số tiền gốc cố định tùy theo số năm đăng ký thuê mua. Hình thức này khá giống mua nhà trả góp không lãi suất (thời hạn tối thiểu là 05 năm), nhưng vẫn đảm bảo quyền và lợi ích giống chủ sở hữu nhà ở chính thức.