Nhà ở thương mại bao gồm những gì?

27/12/2022 | 14:50 96 lượt xem SEO Tài

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường. Do không có những điều kiện khắt khe để sở hữu như nhà ở xã hội, nhà ở thương mại được rất nhiều người lựa chọn để sử dụng cho mục đích sinh sống lâu dài hoặc cho thuê để tạo thu nhập. Hiện nay nhà ở thương mại bao gồm những loại hình nào? Cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết bên dưới. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ mang lại những giá trị ứng dụng cho Quý độc giả.

Nhà ở thương mại bao gồm?

Theo quy định tại Mục A.1 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 12/2012/TT-BXD thì:

  • Nhà chung cư là nhà có từ 02 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp.
  • Nhà riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
  • Nhà ở thương mại kết hợp là công trình được xây dựng với nhiều mục đích khác nhau. “Kết hợp” ở đây có nghĩa là không phải chỉ riêng, chỉ duy nhất một mục đích sử dụng, mà có thể xây dựng phức hợp nhiều mục đích khác như: nhà cao tầng, văn phòng kết hợp kinh doanh dịch vụ, văn phòng có nhân viên lưu trú hoặc sử dụng cho các loại hình kinh doanh khác như: trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, quán ăn nhanh…Tuỳ từng hình thức sử dụng mà nhà đầu tư phải có những thiết kế, xây dựng phù hợp được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, thực hiện theo pháp luật về xây dựng và các văn bản khác có liên quan.

Quy định về cách thức lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại

Căn cứ Điều 21 Luật Nhà ở 2014, (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020), theo đó điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được trình bày như sau:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có vốn ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện đối với từng dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
  • Có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Nhà ở 2014, (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020), cách thức lựa chọn chủ đầu tư dự án như sau:

– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải được lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.

– Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:

  • Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Đấu thầu dự án có sử dụng đất;
  • Chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư được chấp thuận thì việc xác định chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng.

Quyền của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại

Căn cứ quy định tại Điều 25 Luật Nhà ở 2014, chủ đầu tư dự án sẽ có các quyền sau: 

  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.
  • Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở; thực hiện huy động vốn, thu tiền cho thuê, cho thuê mua, tiền bán nhà ở theo quy định của Luật này, pháp luật về kinh doanh bất động sản và theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
  • Thực hiện các quyền của người sử dụng đất và kinh doanh sản phẩm trong dự án theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  • Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  • Được thực hiện quản lý, khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án theo quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định tại Điều 9 của Luật này và pháp luật về đất đai.
  • Được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại

Nhà ở thương mại bao gồm?
Nhà ở thương mại bao gồm?

Căn cứ Điều 26 Luật Nhà ở 2014, chủ đầu tư dự án có những trách nhiệm như sau:

  • Lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án theo đúng quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.
  • Ký quỹ để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư; đóng tiền bảo lãnh giao dịch nhà ở theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản; bảo đảm năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng nhà ở và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án theo đúng quy hoạch chi tiết, nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuân thủ thiết kế, tiêu chuẩn diện tích nhà ở và tiến độ của dự án đã được phê duyệt.
  • Dành diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở.
  • Công khai trên trang thông tin điện tử và tại trụ sở Ban quản lý dự án của mình các thông tin quy định tại điểm b khoản 5 Điều 19 của Luật này; báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự án theo định kỳ và khi kết thúc dự án theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  • Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng kinh doanh sản phẩm của dự án, bàn giao nhà ở và các giấy tờ liên quan đến nhà ở giao dịch cho khách hàng; thực hiện giao dịch mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở và kinh doanh quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
  • Trong thời hạn 50 ngày, kể từ ngày bàn giao nhà ở cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận thì phải làm thủ tục đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người mua, người thuê mua nhà ở, trừ trường hợp người mua, thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp xây dựng nhà ở để cho thuê thì có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại Điều 76 và Điều 77 của Luật này.
  • Bảo hành nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng; thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Chấp hành các quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền về xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi có sai phạm trong việc phát triển nhà ở, huy động vốn, ứng tiền trước của khách hàng, thực hiện các giao dịch về nhà ở và các hoạt động khác quy định tại Điều này.
  • Bồi thường trong trường hợp gây thiệt hại cho khách hàng hoặc cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia đầu tư xây dựng nhà ở.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Nhà ở thương mại bao gồm?“ đã được Tư vấn Luật Đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới xin cấp lại sổ đỏ bị mất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline:  0833102102

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện mua bán nhà ở thương mại có sẵn

– Đã được cấp giấy chứng nhận/sổ hồng/sổ đỏ theo quy định pháp luật;
– Tại thời điểm mua bán, nhà ở không thuộc diện đang có tranh chấp hoặc đang bị khiếu nại/khiếu kiện về quyền sở hữu;
– Tại thời điểm mua bán, nhà ở đang trong thời hạn sở hữu nếu đối tượng mua bán là nhà ở có thời hạn sở hữu;
– Tại thời điểm thực hiện giao dịch, nhà ở không thuộc diện bị kê biên để thi hành án hoặc không thuộc trường hợp bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền;
– Tại thời điểm thực hiện giao dịch mua bán, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất hoặc đã có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cấp có thẩm quyền;

Điều kiện mua bán nhà ở thương mại hình thành trong tương lai

– Không bắt buộc phải có giấy chứng nhận nhưng phải có văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua do Sở xây dựng nơi có nhà ở thương mại cấp cho chủ đầu tư (theo quy định tại khoản 1 Điều 72 và điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP);
– Tại thời điểm thực hiện giao dịch mua bán, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất hoặc đã có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cấp có thẩm quyền;
Lưu ý:
+ Nếu mua nhà ở thương mại trực tiếp từ chủ đầu tư thì bạn phải ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai với bên bán là chủ đầu tư.
+ Còn nếu bạn mua lại từ người đã mua trực tiếp từ chủ đầu tư mà căn hộ chung cư này vẫn chưa được chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp sổ hồng cho người mua tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bạn phải ký văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư và phải được chủ đầu tư xác nhận về việc chuyển nhượng này;

Tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại

Theo Điều 24 Luật nhà ở năm 2014 quy định các loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở thương mại như sau:
– Loại nhà ở, tiêu chuẩn diện tích của từng loại nhà ở thương mại do chủ đầu tư dự án quyết định lựa chọn nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, kiến trúc nhà ở và nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
– Đối với nhà ở riêng lẻ thì phải xây dựng theo đúng quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng