Người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam không?

21/12/2022 | 19:50 19 lượt xem Lò Chum

Người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam không

Thưa luật sư, tôi là người Hàn và được phân công sang Việt Nam làm nhà phân phối hàng. Hiện tại thì tôi sang Việt Nam đến cuối năm 2022 đã được 10 tháng tôi muốn mua nhà ở Việt Nam nên muốn hỏi luật sư là Người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam không? Theo quy định của pháp luật hiện nay thì điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam là gì? Để người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam thì tối đa phải ở trong bao lâu? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tư vấn luật đất đai để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam không? Cụ thể ra sao Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quy định pháp luật người nước ngoài:

Theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì: Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác nhận quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam…” Hiểu đơn giản người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch

Thứ hai, quy định của pháp luật Việt Nam quy định tại Điều 5 Luật đất đai năm 2013 về người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này bao gồm:

Các tổ chức, cá nhân, cơ quan trong nước theo luật định; ngoài ra còn bao gồm cả những cộng đồng người Việt Nam đang chung sống trong cùng phạm vi cùng một khu vực hoặc những điểm dân cư;

Nếu đất được dùng vào mục đích đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơ sở tôn giáo, xây dựng nơi mang tính chất làm nơi để thờ cúng thì các cơ sở tôn giáo cũng thuộc đối tượng được Nhà nước cho phép;

Ngoài các tổ chức trong nước thì Nhà nước Việt Nam cũng cho phép các tổ chức nước ngoài là đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất tuy nhiên phải đi kèm điều kiện tổ chức nước ngoài này phải hoạt động, thực hiện những lĩnh vực có chức năng ngoại giao;

Căn cứ theo Luật quốc tịch số 24/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 và Luật quốc tịch số 56/2014/QH13 ngày 24 tháng 06 năm 2014 người mang quốc tịch nước Việt Nam nhưng lại đang sinh sống, ổn định định cư bên nước ngoài thì cũng thuộc đối tượng này;

Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật mà thuộc doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư vào, bao gồm cả các doanh nghiệp mà gốc ban đầu là doanh nghiệp của Việt Nam nhưng sau đó lại được các nhà đầu tư bên nước ngoài thu mua lại, mua cổ phần hoặc thông qua sáp nhập theo quy định của luật đầu tư;

Cơ sở pháp lý cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam là: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.

Và khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài gồm:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Vì vậy, người nước ngoài hoàn toàn có thể mua nhà ở tại Việt Nam.

Người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam không?

Người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam không
Người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam không


Theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật liên quan.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (gọi là tổ chức).

– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua 02 nhóm hình thức sau:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Lưu ý:

+ Hình thức thuê mua nhà ở là việc người thuê mua thanh toán trước cho bên cho thuê mua 20% giá trị của nhà ở, trừ trường hợp người thuê mua có điều kiện thanh toán trước thì được thanh toán không quá 50%;

+ Số tiền còn lại phải trả thì được tính thành tiền thuê nhà để trả hàng tháng cho bên cho thuê mua trong một thời hạn nhất định; sau khi hết hạn thuê mua nhà ở và khi đã trả hết số tiền còn lại thì người thuê mua có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.

Như vậy, người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chứ không được mua ngoài khu vực này.

Điều kiện để người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam


Theo Điều 74 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở thì người nước ngoài thuộc đối tượng trên thì có quyền mua nhà ở tại Việt Nam, tuy nhiên để được mua nhà thì phải có giấy tờ chứng minh. Cụ thể:

Trường hợp 1: Điều kiện với tổ chức

Tổ chức thì phải Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp còn hiệu lực tại thời điểm ký hợp đồng mua nhà, thuê mua nhà ở.

Trường hợp 2: Điều kiện với cá nhân

Cá nhân người nước ngoài phải đáp ứng 02 điều kiện sau:

– Có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam;

– Không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

Trên đây là đối tượng và điều kiện người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài chỉ được mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở và phải đáp ứng đủ điều kiện theo từng trường hợp.

Một số trường hợp ngoại lệ người nước ngoài không thể mua dự án bất động sản tại Việt Nam

Tuy nhiên, lưu ý rằng không phải tất cả các dự án tại Việt Nam người nước ngoài đều được mua mà sẽ có Danh mục nêu cụ thể các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn mà tổ chức, cá nhân nước ngoài không được phép sở hữu do Sở Xây dựng công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử. Căn cứ: điểm a, khoản 1 điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, khoản 2 điều 76 nghị định này cũng nêu rõ hơn về vấn đề này: “Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định này”.

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Người nước ngoài được mua nhà ở Việt Nam không ” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến vấn đề pháp lý về thủ tục Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ,…, Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833 102 102. để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Người gốc việt định cư ở Mỹ có được mua nhà ở Việt Nam ?

Điều 159, Luật nhà ở 2014 Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

Kinh nghiệm khi nhờ người đứng tên mua nhà đất tại Việt Nam?

Cách tốt nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình là chủ sở hữu nên tự mình trực tiếp mua và đứng tên trên các tài sản đã mua. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết phải nhờ người khác đứng tên hộ, người nhờ đứng tên cần lưu ý các kinh nghiệm sau để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình:
Thứ nhất, có văn bản thỏa thuận rõ ràng về việc nhờ đứng tên hộ
Người nhờ đứng tên hộ nên chọn những người thật sự tin tưởng; thân thiết và lập một văn bản thỏa thuận rõ ràng với các nội dung như sau:
Thông tin của hai bên;
Thời điểm phát sinh, mục đích lập văn bản thỏa thuận;
Nội dung thỏa thuận;
Trường hợp thuê hoặc nhờ người khác đứng tên hộ và có trả phí; trong văn bản thỏa thuận nên ghi rõ các điều khoản liên quan đến số tiền cần thanh toán (chi phí, thù lao đứng tên);
Các điều khoản về chi phí mua bán; xây dựng, thanh toán căn nhà (nếu có);
Các điều khoản về hoàn trả, chi phí hoàn trả (nếu có);
Các mức phạt và chế tài khi vi phạm;
Chữ ký của hai bên; người làm chứng (nếu có).
Thứ hai, lưu lại các bằng chứng chứng minh bạn đã nhờ người khác đứng tên hộ  
Người nhờ đứng tên cần phải lưu lại xác nhận giao dịch chuyển tiền như hóa đơn; biên lai trả tiền khi thanh toán tiền mua nhà đất hoặc ghi âm cuộc trò chuyện,… Người nhờ đứng tên nên cùng người được nhờ đứng tên giao dịch trực tiếp với bên bán như đi xem nhà; thỏa thuận đặt cọc; thanh toán và giao nhận tiền.
Ngoài ra, người nhờ đứng tên có thể là người trực tiếp trả tất cả các hóa đơn như: Các hóa đơn về sửa chữa; bảo dưỡng; nâng cấp cải tạo căn nhà hay điện nước mạng, tiền thuế sử dụng đất,… và giữ lại những biên lai đó để chứng minh khi có tranh chấp xảy ra.
Thứ ba, kịp thời báo với cơ quan có thẩm quyền khi người được nhờ có dấu hiệu muốn chiếm đoạt tài sản
Nếu nhận thấy bên được nhờ đứng tên có dấu hiệu muốn chiếm đoạt tài sản, người nhờ đứng tên cần làm đơn gửi ngay đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.
Việc để người khác đứng tên trên giấy chứng nhận tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì họ đã được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng; sở hữu đối với nhà đất đó. Do đó, họ có thể thực hiện các giao dịch về nhà đất như tặng cho, bán, thế chấp… Điều này có thể làm cho người nhờ đứng tên mất tài sản hoặc nếu lấy lại được tài sản cũng tốn nhiều công sức; thời gian và tiền bạc.

Thủ tục mua nhà đối với người nước ngoài tại Việt Nam?

Căn cứ Luật Nhà ở 2014, thủ tục để cá nhân nước ngoài thực hiện giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam được quy định:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết chứng minh đủ điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bước 2: Ký kết hợp đồng mua bán nhà ở. Hợp đồng phải có các nội dung theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014; phải được công chứng, chứng thực. Căn cứ: Điều 121, khoản 1 Điều 122 và khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2014.
Bước 3: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở 2014, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.