Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

22/05/2022 | 21:44 51 lượt xem Thanh Thùy

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, theo đó: Pháp luật quy định, trong thời hạn 50 ngày kể từ thời điểm bàn giao căn hộ cho người mua thì chủ đầu tư phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho người mua trừ trường hợp người mua đề nghị tự làm thủ tục. Để biết thêm thông tin, Luật sư  tư vấn luật đất đai mời bạn đọc xe trước và tải xuống văn bản này

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:91/2019/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:19/11/2019Ngày hiệu lực:05/01/2020
Ngày công báo:03/12/2019Số công báo:Từ số 923 đến số 924
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

Phạt CĐT đến 01 tỷ nếu chậm nộp hồ sơ làm sổ cho người mua nhà

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, theo đó:

Pháp luật quy định, trong thời hạn 50 ngày kể từ thời điểm bàn giao căn hộ cho người mua thì chủ đầu tư phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho người mua trừ trường hợp người mua đề nghị tự làm thủ tục.

Trong trường hợp chủ đầu tư không nộp hồ sơ hoặc không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ để người mua tự làm thủ tục theo quy định nêu trên sẽ bị phạt tiền và yêu cầu khắc phụ hậu quả tùy theo thời gian và mức độ vi phạm.

Mức phạt cao nhất áp dụng đối với thời gian từ 12 tháng trở lên:

– Phạt từ 100.000.000 đến 300.000.000 đồng nếu vi phạm dưới 30 căn hộ;

– Từ 300.000.000 đến 500.000.000 đồng nếu vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ;

– Từ 500.000.000 đến 01 tỷ đồng nếu vi phạm từ 100 căn hộ trở lên.

Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2020 và thay thế Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014.

Nghị định 912019NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đất đai

Xem trước và tải xuống Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định thế nào?

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.

2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;

b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định luật đất đai

1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.

3. Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Nghị định này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này;

c) Buộc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai;

d) Buộc trả lại đất sử dụng không đúng quy định;

đ) Buộc chấm dứt hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất;

e) Buộc hoàn trả tiền chuyển nhượng, tiền cho thuê, tiền cho thuê lại đất không đúng quy định của pháp luật trong thời gian sử dụng đất còn lại;

g) Buộc hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai;

h) Buộc hoàn thành việc đầu tư xây dựng theo đúng quy định;

Nghị định 912019NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đất đai

Áp dụng mức phạt tiền trong lĩnh vực đất đai thế nào?

1. Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:

a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;

b) Mức phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, khoản 4 Điều 26, Điều 27, Điều 28, khoản 2 Điều 30, Điều 31 và Điều 37 của Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức.

2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại các Điều 38 và 39 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là gì?

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

 Đối tượng áp dụng của Nghị định này được quy định thế nào?

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này gồm các đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác

Chiếm đất là hành vi thế nào theo quy định pháp luật?

Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.