Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?

02/08/2023 | 15:47 30 lượt xem SEO Tài

Nhu cầu sử dụng đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế và tăng dân số. Sự gia tăng này đồng nghĩa với việc nhiều người muốn sở hữu nhiều mảnh đất và hướng tới việc có nhiều sổ đỏ đất đứng tên mình. Điều này hiểu được, bởi sổ đỏ mang theo nhiều lợi ích và giá trị quan trọng đối với các chủ sở hữu bất động sản. Vậy hiện nay một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?

Căn cứ pháp lý

Luật Đất đai năm 2013

Quy định pháp luật về sổ đỏ như thế nào?

Sổ đỏ là một thuật ngữ phổ biến mà mọi người thường dùng để gọi thay cho giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất. Theo Luật Đất đai 2013, cụ thể tại khoản 16, điều 13, sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được xác định như là một chứng thư pháp lý dùng để cơ quan có thẩm quyền xác nhận quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, nhà ở, và các tài sản khác gắn liền với đất một cách hợp pháp.

Dựa trên quy định này, sổ đỏ được coi là bằng chứng chính thức của quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, nhà ở, hay tài sản khác trên mảnh đất tương ứng. Việc sở hữu một sổ đỏ đồng nghĩa với việc cá nhân hay hộ gia đình đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và ghi nhận đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm liên quan đến tài sản bất động sản.

Người dân thường ưa chuộng sử dụng từ “sổ đỏ” thay vì các thuật ngữ pháp lý chính thức khác, bởi vì nó dễ hiểu, ngắn gọn và phổ biến trong cộng đồng. Từ này trở nên quen thuộc và dễ dàng nhắc đến, là biểu tượng của sự sở hữu và sự đảm bảo về quyền lợi đối với tài sản bất động sản.

Như vậy, sổ đỏ không chỉ đơn thuần là một tài liệu pháp lý quan trọng mà còn là biểu tượng tiêu biểu của quyền sở hữu và quyền sử dụng đất trong xã hội. Việc duy trì và chú trọng đến giá trị pháp lý của sổ đỏ là điều cần thiết để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định trong thị trường bất động sản.

Muốn đứng tên trên sổ đỏ cần đáp ứng điều kiện gì?

Một trong những lý do khiến việc sở hữu nhiều sổ đỏ đất trở nên hấp dẫn là để đảm bảo tính đa dạng và phân tán tài sản. Việc sở hữu nhiều mảnh đất và nhiều sổ đỏ có thể giúp phòng tránh rủi ro và tối ưu hóa quản lý tài sản. Điều này đặc biệt quan trọng khi thị trường bất động sản biến động và có những thay đổi không lường trước.

Căn cứ theo quy định tại điều 98 Luật Đất đai năm 2013 và các quy định chung của Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể xác định được một cá nhân, hộ gia đình khi đứng tên trên sổ đỏ cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây;

Một là, về độ tuổi được đứng tên trên sổ đỏ: đến thời điểm hiện tại pháp luật  ở nước ta không có một quy định cụ thể về độ tuổi được đứng tên trong sổ đỏ hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, theo quy định của bộ luật dân sự thì khi thực hiện các giao dịch dân sự thì các cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện về năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật. Chẳng hạn, đứa trẻ sơ sinh có thể đứng tên trên sổ đỏ nếu mảnh đất ấy nó được thừa kế từ cha, mẹ… nhưng cần có người đại diện theo pháp luật của đứa trẻ đó thực hiện chứ đứa trẻ đấy không thể tự thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ đỏ này theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, pháp luật không quy định về độ tuổi đứng tên trên sổ đỏ nhưng với những trường hợp chưa đủ độ tuổi thành niên thì phải có người giám hộ, đại diện đứng cùng trên sổ đỏ theo quy định của pháp luật để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho những đối tượng này.

Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?

Hai là, liên quan đến vấn đề ghi nhận các thông tin của người sử dụng đất trong trường hợp mảnh đất mà có nhiều người có chung quyền sử dụng đất: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng của tất cả người này bằng cách ghi đầy đủ họ, tên của các đồng sở hữu và trao cho mỗi người 01 sổ đỏ. Trường hợp các đồng sở hữu cùng nhau thỏa thuận chỉ đứng tên một người đại diện thì Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cũng ghi tên đầy đủ họ, tên của tất cả các đồng sở hữu và trao cho người đại diện theo đúng quy định của pháp luật.

Ba là, liên quan đến vấn đề ghi nhận các thông tin trên sổ đỏ trong trường hợp mảnh đất là tài sản chung của vợ chồng: Mảnh đất này  được xác định là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia vì vậy theo nguyên tắc phải được ghi đầy đủ họ, tên của hai người. Trừ trường hợp vợ và chồng thỏa thuận chỉ ghi tên một người

Bốn là, liên quan đến vấn đề một người có thể đứng tên trên bao nhiêu cuốn sổ đỏ: Trường hợp này theo quy định của pháp luật thì không bị hạn chẻ về số lượng và giá trị. Như vậy, một người có thể đứng tên trên 01, 02, 03… sổ đỏ mà không bị hạn chế về lượng sổ đỏ và giá trị của các mảnh đất được đứng tên

Năm là, đứng tên hộ trên sổ đỏ: theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nhờ người khác đứng tên hộ nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau như che dấu tài sản, các hoạt động chuyển dịch tài sản khác thì không được Nhà nước ta công nhận.

Sáu là, theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 người nước ngoài không thuộc đối tượng được sở hữu tài sản là đất đai ở Việt Nam. Vì vậy, trường hợp này họ không là đối tượng được đứng tên trong sổ đỏ.

Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?

Theo quy định của luật đất đai thì việc một người được đứng tên trên nhiều sổ đỏ không thuộc vào trường hợp cấm. Nghĩa là 1 người có thể đứng tên 2 hoặc nhiều sổ đỏ khác nhau, điều này không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế thì số lượng sổ đỏ được sở hữu tại 1 địa phương sẽ có giới hạn nhất định. Mỗi địa phương sẽ có giới hạn nhất định về sổ đỏ, người dân vẫn có thể mua đất ở địa phương khác nếu số lượng sổ đỏ sở hữu ở địa phương đó vẫn ở trong mức cho phép sở hữu thêm.

Việc đứng tên trên nhiều sổ đỏ chỉ được áp dụng với người gốc Việt, có Quốc tịch Việt Nam và đang định cư trong nước mới có quyền đứng tên 1 mình trên 2 sổ đỏ trở lên.

Còn đối với các cá nhân là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì chỉ được sở hữu một nhà ở và được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, cần phải hiểu là nếu cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được đứng tên theo quy định của pháp luật thì không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam nên không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể:

Đối với người nước ngoài:

Người nước ngoài chỉ được sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại; nếu đối tượng này được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, đối với loại nhà ở khác thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Căn cứ theo quy định của luật nhà ở 2014 và luật đất đai 2014 thì quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cụ thể bao gồm các đối tượng sau đây được phép đứng tên sổ đỏ:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam;

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2.Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.

Như vậy, từ những căn cứ và lập luận nêu trên thì chỉ có người Việt gốc Việt và định cư tại Việt Nam thì mới có thể một người đứng tên trên nhiều sổ đỏ và được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Một người được đứng tên bao nhiêu sổ đỏ?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn pháp lý về chia đất thừa kế cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Một sổ đỏ được cấp cho mấy người?

Theo quy định hiện nay của pháp luật đất đai hiện nay thì một sổ đỏ chỉ được cấp cho một cá nhân. Đối với trường hợp thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện

2 người bạn có được đứng chung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

Điều 207 Bộ luật Dân sự 2015, quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán.
Như vậy, các chủ sở hữu có quyền thỏa thuận với nhau để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản chung.
Trong trường hợp này hai bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận để cùng nhau mua đất và cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụn.g đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Khi đứng tên sổ đỏ sẽ có những quyền lợi gì?

Pháp luật xác định người đứng tên quyền sử dụng đất có các quyền lợi được ghi nhận tại:
Điều 166 Luật Đất đai quy định về quyền chung của người sử dụng đất:
– Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
– Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
– Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
– Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.