Mẫu hợp đồng tặng cho nhà ở năm 2022

18/08/2022 | 06:39 23 lượt xem Thanh Loan

Nhằm tránh được những tranh chấp về quyền lợi khi cho nhà, bên cho và bên nhận nhà sẽ thực hiện mẫu hợp đồng tặng cho nhà ở nhằm xác nhận toàn bộ những thỏa thuận của hai bên, khi đó, nếu như một trong hai bên vi phạm những điều khoản có trong hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật.

Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải công chứng hay không?

Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu nhà ở có thể thực hiện các giao dịch về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình thông qua các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.

Do đó, chủ sở hữu nhà ở hợp pháp là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự được quyền định đoạt tài sản là nhà ở của mình bằng hình thức tặng cho theo quy định của của pháp luật.

Khi thực hiện giao dịch tăng cho nhà ở thì các bên tham gia giao dịch phải thỏa thuận lập hợp đồng cho tặng cho nhà ở.

Theo đó, hợp đồng tặng cho nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung chính được quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở 2014.

Theo quy định của pháp luật hiện nay thì hợp đồng tặng cho nhà ở phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp tặng cho nhà ở đều phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Mà có một số trường hợp cụ thể tặng cho nhà ở không phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng.

Theo đó, theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng tặng cho nhà ở phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ các trường hợp sau đây không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng:

– Hợp đồng tặng cho nhà tình nghĩa;

– Hợp đồng tặng cho nhà tình thương;

Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc công chứng, chứng thực đối với các loại hợp đồng tặng cho trên thì thực hiện theo thỏa thuận.

Việc công chứng hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.

Giấy tờ cần khi công chứng Hợp đồng tặng cho nhà ở

Căn cứ vào quy định nêu trên và Điều 40 Luật Công chứng 2014, hợp đồng tặng cho nhà, đất bắt buộc phải lập thành văn bản và thực hiện thủ tục công chứng tại Phòng/Văn phòng công chứng, chứng thực tại UBND cấp xã, phường, thị trấn.

Theo đó, những giấy tờ cần phải chuẩn bị để thực hiện công chứng hợp đồng gồm:

Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu)

Hợp đồng tặng cho (Nếu có)

Giấy tờ tùy thân:

  • Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu của các bên tham gia giao dịch
  • Hộ khẩu
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân), đăng ký kết hôn (vợ chồng)…
  • Giấy khai sinh để chứng minh quan hệ huyết thống giữa người được tặng cho và người tặng cho

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung cư, …
  • Bản vẽ hiện trạng (nếu có)
  • Các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản: Di chúc, văn bản thừa kế, thỏa thuận tài sản riêng,..

Chứng thực hợp đồng tặng cho nhà ở

Thủ tục Chứng thực hợp đồng tặng cho nhà ở (ở nông thôn) được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền như sau:

Trình tự thực hiện chứng thực hợp đồng tặng cho nhà ở:

  • Người yêu cầu chứng thực nộp một (01) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã và xuất trình bản chính của giấy tờ đã nộp bản sao để đối chiếu; cán bộ có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu chứng thực.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc khi giải quyết yêu cầu chứng thực mà phát hiện người có bất động sản không đủ điều kiện thực hiện quyền của người có bất động sản theo quy định của pháp luật thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người yêu cầu chứng thực.

Trường hợp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (mẫu số 61/SCT)

Người có thẩm quyền thực hiện ký chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản. Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

Trường hợp không chứng thực được trong ngày nhận hồ sơ thì cán bộ thụ lý ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch, viết Phiếu hẹn (Mẫu số 32/PH) trao cho người yêu cầu chứng thực

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã

Mẫu hợp đồng tặng cho nhà ở năm 2022
Mẫu hợp đồng tặng cho nhà ở năm 2022

Thành phần hồ sơ:

  • Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản;
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đối với trường hợp có tài sản gắn liền với đất mà người sở hữu tài sản đó tặng cho.
  • Dự thảo Hợp đồng (trường hợp người yêu cầu chứng thực soạn thảo sẵn).
  • Các giấy tờ cần thiết khác cho việc chứng thực theo quy định của pháp luật

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết:

  • Trong ngày nhận hồ sơ (nếu nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ trước 15 giờ);
  • Chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo (nếu nộp đầy đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ sau 15 giờ);
  • Trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: UBND cấp xã

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chứng thực

Lệ phí (nếu có):

  • Giá trị tài sản dưới 20.000.000đồng: thu 10.000 đồng/ trường hợp
  • Từ 20.000.000đồng đến dưới 50.000.000đồng: 20.000 đồng/ trường hợp
  • Từ 50.000.000 đến dưới 100.000.000 đồng: 50.000 đồng/trường hợp
  • Từ 100.000.000đồng đến dưới 300.000.000đồng: 100.000đồng/trường hợp
  • Từ 300.000.000đồng đến dưới 1.000.000.000đồng: 200.000đ/trường hợp
  • Từ 1.000.000.000đồng đến dưới 2.000.000.000đồng: 500.000đ/trường hợp
  • Từ 2.000.000.000đồng đến dưới 3.000.000.000: 1.000.000đồng/trường hợp
  • Từ 3.000.000.000đồng đến dưới 5.000.000.000: 1.500.000đồng/trường hợp
  • Từ 5.000.000.000 đồngtrở lên: 2.000.000đồng/trường hợp

Tải xuống mẫu hợp đồng tặng cho nhà ở năm 2022

Hướng dẫn cách soạn thảo Mẫu Hợp đồng tặng cho nhà ở

Nêu rõ địa chỉ của Văn phòng/Phòng công chứng – nơi chứng nhận Hợp đồng tặng cho nhà ở

Ví dụ: Tại Văn phòng công chứng ABC, tỉnh X.

Nếu công chứng tại nhà theo yêu cầu của các bên thì ghi địa điểm Công chứng viên thực hiện việc công chứng hợp đồng tặng cho này.

Nêu rõ họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu kèm cơ quan cấp và ngày tháng năm cấp.

Tài sản tặng cho: Tài sản tặng cho có thể là nhà ở và đất ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu căn hộ chung cư…

Do đó, ở phần này nêu rõ thông tin về số thửa, tờ bản đồ, địa chỉ, diện tích…. Kèm theo thông tin về Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà, đất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Mẫu hợp đồng tặng cho nhà ở năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thủ tục mua bán, cho thuê, cho mượn nhà đất khiếu nại, khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng tặng cho nhà đất có phải công chứng không?

Hợp đồng tặng cho là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, một bên giao tài sản của mình, một bên nhận tài sản và không có sự yêu cầu đền bù. Khi đó, bên tặng cho có thể tặng cho tài sản là:
Động sản: Xe máy, xe ô tô, sổ tiết kiệm…
Bất động sản: Nhà, đất…
Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản công chứng, chứng thực. Nếu tài sản đó bắt buộc phải đăng ký thì phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định.
Lúc này, nếu tài sản không phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ ngày hai bên chuyển giao tài sản. Nếu tài sản phải đăng ký theo quy định thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận tặng cho nhà ở tại Việt Nam được không?

Căn cứ Khoản 3 và Khoản 4 Điều 3 Luật quốc tịch 2008 quy định:
+Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
+Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Căn cứ quy định tại Điêu 7 Luật nhà ở 2014 thì Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 Luật nhà ở 2014 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

Việc tặng cho nhà ở đang cho thuê được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 138 Luật Nhà ở 2014 thì việc tặng cho nhà ở đang cho thuê được quy định cụ thể như sau:
– Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước về việc tặng cho nhà ở.
– Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng thuê nhà đã ký với bên tặng cho, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, Luật Nhà ở 2014 còn quy định về việc tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung cụ thể như sau:
– Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.
– Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu chỉ được tặng cho phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình và không được làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác. Sau khi nhận tặng cho phần sở hữu chung thì chủ sở hữu nhà ở mới không được làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu chung khác.