Mẫu hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu mới 2023

05/09/2023 | 10:30 1414 lượt xem Vân Anh

Đầu tư xây dựng là một hoạt động quan trọng của chủ thể, hiểu một cách đơn giản, đầu tư xây dựng là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, vật lực, lao động để xây dựng công trình kinh doanh trong tương lai trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi nhuận và nguồn lực xã hội. Khi thực hiện một dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ một quy trình thực sự an toàn, khoa học để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy mẫu hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu bao gồm mục nào? hãy cùng Tư vấn Luật đất đai tìm hiểu nhé!

Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng

Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng đây có thể được coi hoạt động quản lý của những chủ thể khi tham gia hoạt động xây dựng dựa vào Nghị định 46/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan trong suốt quá trình làm đầu tư xây dựng công trình và khai thác. Dựa theo đó nhà thầu thi công công trình xây dựng phải có những trách nhiệm dưới đây.

+ Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình.

+ Lập và thông báo cho chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu và chính sách đảm bảo chất lượng công trình của nhà thầu. Hệ thống quản lý chất lượng công trình của nhà thầu phải phù hợp với quy mô công trình, trong đó nêu rõ sơ đồ tổ chức và trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với công tác quản lý chất lượng công trình của nhà thầu.

+ Trình chủ đầu tư chấp thuận các nội dung sau:

  • Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng, quan trắc, đo đạc các thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật;
  • Biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình; thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp, bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;
  • Kế hoạch kiểm tra, nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận (hạng mục) công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;
  • dác nội dung cần thiết khác theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của hợp đồng.

+ Bố trí nhân lực, thiết bị thi công theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan,

+ Thực hiện trách nhiệm quản lý chất lượng trong việc mua sắm, chế tạo, sản xuất vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được sử dụng cho công trình theo quy định tại Điều 24 Nghị định 46/2015/NĐ-CP và quy định của hợp đồng xây dựng.

+ Thực hiện các công tác thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong khi thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng.

+ Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng, thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng xây dựng và điều kiện hiện trường trong quá trình thi công. Tự kiểm soát chất lượng thi công xây dựng theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải được lập theo quy định và phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.

+ Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị; giám sát thi công xây dựng công trình đối với công việc xây dựng do nhà thầu phụ thực hiện trong trường hợp là nhà thầu chính hoặc tổng thầu.

+ Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).

+ Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu.

+ Lập nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định.

+ Lập bản vẽ hoàn công theo quy định.

+ Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu công việc chuyển bước thi công, nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng hoặc bộ phận công trình xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

+ Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và yêu cầu đột xuất của chủ đầu tư.

+ Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao, trừ trường hợp trong hợp đồng xây dựng có thỏa thuận khác.

Mẫu hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu bao gồm những mục nào?

Muốn quản lý chất lượng công trình xây dựng được tốt thì phải trải qua thứ tự các bước như sau: khảo sát – thiết kế – thi công – bảo trì – xử lý sự cố. Do vậy mẫu hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu được chia nhỏ thành các mẫu như:

Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

Người tiến hành cho việc quản lý chất lượng khi khảo sát xây dựng phải là người có những kinh nghiệm dày dặn, vị trí phù hợp cũng như là người do bên chủ đầu tư lựa chọn để quản lý, kiểm soát về những yếu tố dưới đây.

  • Năng lực của nhà thầu tiến hành khảo sát, về nhân lực, vật lực và kinh nghiệm thi công các công trình xây dựng
  • Quá trình tiến hành khảo sát có làm đủ các bước không. Phương án khảo sát đưa ra có ứng dụng được trên thực tế hay không hay còn vướng mắc?
  • Lưu ý là khảo sát có đáp ứng đủ yêu cầu về quản lý chất lượng xây dựng thì mới bắt tay vào thiết kế công trình xây dựng

Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

Sau khi công đoạn khảo sát đã được hoàn thành, nhà thầu sẽ tiếp tục giao cho những kỹ sư thực hiện các loại bản vẽ thiết kế. Thời điển này, những tiêu chí trong việc quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình xây dựng như dưới đây.

  • Người có đầy đủ kinh nghiệm và khả năng sẽ tiến hành thiết kế theo chỉ định của nhà thầu xây dựng. Bên cạnh đó, phải xây dựng tổ thiết kế và phân công người làm chủ nhiệm đồ án thiết kế.
  • Kết quả khảo sát được sử dụng chỉ khi đáp ứng nhu cầu của bản thiết kế, cũng như phù hợp quy mô công trình
  • Thiết kế xong phải có công tác tự kiểm tra nội bộ, sau đó mới trình chủ thầu xây dựng để cho ý kiến, tham khảo, sửa đổi nội dung
  • Tiếp tục chỉnh sửa theo những gợi ý trong thẩm định
  • Các công trình có quy mô lớn, cần đảm bảo tính an toàn cao, nên tiến hành thêm bước xây thử nghiệm những chi tiết cần kiểm tra lại ngoài thực tế
Mẫu hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu bao gồm mục nào

Quản lý chất lượng thi công công trình xây dựng

Đây là mục quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng. Công trình có đạt yêu cầu ban đầu đề ra hay không, trong quá trình sử dụng có phát sinh vấn đề không, kinh phí xây dựng có vượt mức dự toán hay không, đều phụ thuộc vào bước này. Quản lý chất lượng thi công sẽ chia làm 2 phần nhỏ và tiến hành song song với nhau:

  • Quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào: tất cả vật liệu, trang thiết bị, máy móc sử dụng trong xây dựng đều phải đạt chuẩn chất lượng, có giấy tờ chứng nhận đầy đủ. Nhà thầu phải có trách nhiệm kiểm tra kĩ về độ đạt của vật liệu, chất lượng và chủng loại phù hợp với thi công, số lượng đáp ứng đủ.
  • Quản lý chất lượng quá trình thi công: luôn sát sao trên công trình với kế hoạch và bản thiết kế. Bất kỳ có sự sai lệch ở đâu nên có phương án sửa chữa luôn, làm đến đâu hoàn thành kiểm tra chất lượng đến đó.

Quản lý chất lượng bảo trì công trình xây dựng

Công việc này cần tiến hành thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của chủ thầu xây dựng. 

Mẫu thông báo hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu

Quản lý chất lượng công trình xây dựng được xem như một hoạt động quản lý của những chủ thể khi họ tham gia những hoạt động xây dựng theo như đúng quy định của pháp luật hiện hành có những liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện để đầu tư xây dựng công trình cũng như khai thác, sử dụng công trình điều này nhằm đảm bảo được chất lượng và an toàn của công trình.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Mẫu hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu bao gồm mục nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và nhu cầu sử dụng dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tranh chấp thừa kế đất đai. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Các nguyên tắc bảo đảm trong quá trình quản lý chất lượng công trình?

Theo quy định của pháp luật thì các nguyên tắc cần đảm bảo trong quá trình quản lý chất lượng công trình xây dựng, đó là:
– Công trình xây dựng luôn phải được kiểm tra liên tục, theo đúng các quy định có liên quan, để đảm bảo tính an toàn cho con người, tài sản và các công trình gần kề
– Từng hạng mục sau khi tiến hành đầy đủ các công đoạn nghiệm thu, do người có trách nhiệm và quyền lực ký kết văn bản, mới được phép đưa vào hoạt động
– Các nhà thầu tham gia vào quá trình xây dựng, bất kể chính hay phụ đều phải xuất trình được các giấy tờ liên quan đến cấp phép xây dựng.
– Chủ đầu tư phải có trách nhiệm trong việc sát sao công trình thi công đúng theo quy mô, hình thức quản lý, thỏa thuận giao, mời thầu
– Cơ quan chuyên môn có chức năng hướng dẫn, cung cấp đủ loại giấy tờ nhằm hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sau khi đến giai đoạn nghiệm thu phải chủ động sát sao công trình, kiểm tra đầy đủ các tiêu chí đạt và chưa đạt.

Nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác đầu tư xây dựng nhà ở?

Một mẫu hợp đồng hợp tác xây dựng nhà ở phải đảm bảo được những nội dung cơ bản và chủ yếu sau:
– Mục đích và thời hạn hợp tác đầu tư để tiến hành xây dựng nhà ở;
– Họ tên và nơi cư trú của cá nhân; tên và trụ sở của pháp nhân bao gồm, bên góp vốn và bên nhận góp vốn;
– Tài sản đóng góp vào doanh nghiệp (nếu có);
– Đóng góp bằng sức lao động (nếu có);
– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên hợp tác;
– Quyền và nghĩa vụ của ngời đại diện (nếu có);
– Điều kiện để chấp dứt hợp đồng hợp tác xây dựng nhà ở;
– Phương thức giải quyết tranh chấp khi phát sinh giữa các bên;
– Và các điều khoản khác không trái với quy định của pháp luật.