Chào Luật sư, tôi có ý định bán căn nhà tôi đang ở để mua nhà ở ngoài mặt tiền. Tôi có rao bán thì cũng có mấy người đến hỏi thăm và có ý định mua. Có một người anh của bạn tôi mua với giá cao nhất nhưng yêu cầu tôi phải đi xin giấy xác nhận tình trạng nhà ở để chắc chắn nhà này là hợp pháp và không có tranh chấp. Tôi không rành về thủ tục này nên rất mong được tư vấn. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp là gì?
Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp là mẫu đơn do cá nhân có nhu cầu xác nhận việc có nhà trên một diện tích đất gửi cho đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Trong đơn thể hiện các nội dung:
– Cơ quan tiếp nhận đơn;
– Thông tin người làm đơn: Họ tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…; Hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện nay.
– Thông tin nhà ở xin xác nhận: Địa chỉ, đặc điểm, nguồn gốc, tình trạng chỗ ở (loại chỗ ở, diện tích, nguồn gốc…).
– Đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp: Cần ghi rõ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài, hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu nại; nhà không thuộc diện quy hoạch, không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Mẫu đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở dùng để làm gì?
Đơn đề nghị xác nhận tình trạng nhà ở là đơn nhằm làm rõ về tình trạng nhà ở: Được phép sử dụng ổn định hay không? Có tranh chấp quyền sở hữu hay không? Diện tích xây dựng trên đất có lấn chiếm trái phép hay không? Có nằm trong khu vực cấm xây dựng hay không? Có quyết định thu hồi, quyết định phá dỡ không? Có bị kê biên, tích thu để thi hành án, trưng mua không? Nhằm thực hiện các thủ tục như:
+ Đăng ký thường trú, tạm trú khi không có giấy tờ khác theo quy định pháp luật để chứng minh chỗ ở hợp pháp;
+ Để tặng, thừa kế, chuyển nhượng, cho thuê nhà,…
Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở thế nào?
Đơn đảm bảo các nội dung dưới đây, từ đó Quý vị thực hiện điền đầy đủ, chính xác (trừ phần nội dung để UBND xác nhận):
– Quốc hiệu tiêu ngữ: phần bắt buộc phải có ở tất cả các loại đơn xin xác nhận.
– Ngày tháng năm làm đơn.
– Tên đơn, chúng ta đề tên đơn là ĐƠN XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG NHÀ Ở.
– Phần kính gửi: Tên UBND xã, phường nơi có nhà ở cần xác nhận.
– Tên của người yêu cầu: Cần phải ghi rõ ràng họ và tên, năm sinh, số CMND, địa chỉ cư trú, số điện thoại liên hệ.
– Mục đích xác nhận tình trạng nhà ở để làm gì: để chuyển nhượng, để làm sổ hộ khẩu, giấy tờ…
– Thông tin nhà ở cần xác nhận: trình bày rõ diện tích, kết cấu cơ bản của công trình, địa chỉ nhà ở, vị trí tiếp giáp, thời hạn sử dụng…
– Phần đề nghị: Cần ghi rõ đề nghị UBND cấp xã xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài. Hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu nại. Nhà không nằm trong bất cứ quy hoạch nào. Không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Nhà ở đáp ứng được đầy đủ các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận nhà ở.
– Cuối cùng cần phải ký và ghi rõ họ tên.
Những trường hợp cần làm mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở
Thông thường, người dân sử dụng mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở khi tiến hành các thủ tục liên quan đến đất đai, nhà ở. Còn trong các thủ tục hành chính khác không liên quan tới đất đai, nơi ở thì hầu như không cần làm đơn xác nhận này.
Các trường hợp khi thực hiện các giao dịch nhà ở, đất đai gắn liền với nhà như:
- Xác nhận tình trạng nhà ở để tiến hành làm thủ tục cho tặng, chuyển nhượng, cho thuê
- Xác nhận tình trạng nhà ở không có giấy tờ hợp lệ để lập thủ tục đăng ký hộ khẩu
- Xác nhận tình trạng nhà ở để lập thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú,…
Tải xuống mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XÁC NHẬN NHÀ Ở HỢP PHÁP
Kính gửi: UBND……………………………………………………
Họ và tên: …………………… Sinh năm: ……………………..
Giấy CMND số: ……………….. Ngày cấp: …./…../……… Nơi cấp: CA …………….
Hộ khẩu thường trú:……………………………………………..
Chỗ ở hiện nay:………………………………………………..
……………………………………………………………………….
Tôi có chỗ ở hợp pháp tại địa chỉ số:……………. ấp………………………
xã …………….. huyện ………………… tỉnh ……………………
ĐẶC ĐIỂM, NGUỒN GỐC, TÌNH TRẠNG CHỖ Ở
– Loại chỗ ở:……………………… ; diện tích:…………………
– Nguồn gốc:
+ Mua:…………………………………………………………
+ Tự xây cất:………………………………………………….
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã ………… xác nhận để tôi bổ túc hố sơ đăng ký ………..
……, ngày……..tháng……..năm 20….
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
THẨM ĐỊNH:………………………………………………………….
……………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………….
XÁC NHẬN CỦA UBND:……………………. CÁN BỘ THẨM ĐỊNH
(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư tư vấn luật đất đai về Quy định “Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng nhà ở thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giá đất đền bù giải tỏa có thể tham khảo và liên hệ tới chúng tôi thông qua hotline 0833102102 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ
- Đất của mình bị cấp sổ cho người khác phải làm thế nào?
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Cơ quan tiếp nhận đơn;
– Thông tin người làm đơn: Họ tên; năm sinh; số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân…; Hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện nay.
– Thông tin nhà ở xin xác nhận: Địa chỉ, đặc điểm, nguồn gốc, tình trạng chỗ ở (loại chỗ ở, diện tích, nguồn gốc…).
– Đề nghị xác nhận chỗ ở hợp pháp: Cần ghi rõ đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận nhà ở trên đang được sử dụng cư trú ổn định lâu dài, hoàn toàn không có tranh chấp, khiếu nại; nhà không thuộc diện quy hoạch, không bị đem ra thế chấp, bảo lãnh hay bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện việc kiểm tra hồ sơ của công dân. Cơ quan này sẽ trả kết quả cho công dân trong trường hợp hồ sơ đầy đủ điều kiện, thời gian trả kết quả thường là trong 01 ngày làm việc.
– Đơn xin xác nhận nhà ở hợp pháp;
– Bản sao (có công chứng) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy phép xây dựng đã được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Bản thiết kế xây dựng nhà đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Giấy chứng nhận hay các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu qua các thời kỳ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Giấy tờ hoặc văn bản xác nhận việc mua, bán, tặng hoặc trao đổi, nhận thừa kế
– Hợp đồng mua bán nhà;