Mẫu đơn xin trích lục thửa đất mới năm 2023

17/07/2023 | 16:00 112 lượt xem Vân Anh

Hồ sơ địa chính là tập hợp các tài liệu chứa đựng thông tin chi tiết về hiện trạng, tình trạng pháp lý về quản lý, sử dụng đất đai, tài sản cố định đáp ứng nhu cầu quản lý đất đai của Nhà nước và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan. Yêu cầu trích lục thửa đất là văn bản cá nhân, chủ sử dụng đất/đại diện hộ gia đình sử dụng đất gửi đến chính quyền địa phương để xin bản sao thửa đất. Đây là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản trên đất, người được nhà nước giao quản lý đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Vậy Mẫu đơn xin trích lục thửa đất năm 2023 như thế nào? Cùng Tư vấn Luật đất đai tìm hiểu nhé

Trình tự, thủ tục xin trích lục thửa đất như thế nào?

Tại Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT có quy định về trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

Trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai

1. Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

a) Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;

b) Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

c) Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính (trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

3. Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

4. Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

a) Trường hợp nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;

b) Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Như vậy, trình tự, thủ tục cung cấp dữ liệu đất đai gồm các bước như sau:

Bước 1: Người yêu cầu nộp phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai theo một trong các phương thức sau:

– Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;

– Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;

– Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Bước 2: Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người yêu cầu. Trường hợp từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do.

Bước 3: Xử lý yêu cầu:

Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 4: Trả kết quả:

Thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện theo quy định sau:

+ Kết quả sẽ được cung cấp trong ngày với trường hợp cơ quan có thẩm quyền nhận được yêu cầu trước 15 giờ.

+ Trường hợp nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

Mẫu đơn xin trích lục thửa đất mới năm 2023

Mẫu đơn xin trích lục thửa đất

– Phần thông tin của người yêu cầu cung cấp thông tin đất đai:

+ Trường hợp người yêu cầu là cá nhân: Ghi đầy đủ họ và tên của cá nhân người xin thông tin, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch

.+ Trường hợp với người yêu cầu là tổ chức: Ghi tên tổ chức, với tổ chức phải ghi thông tin của người đại diện, người đại diện công ty quy định theo điều lệ công ty

– Phần nội dung:

+ Ghi rõ thông tin thửa đất cần xin thông tin, gồm: Số thửa đất, địa chỉ của thửa đất.

– Nội dung thông tin cần cung cấp: đánh dấu X vào nội dung cần yêu cầu cung cấp thông tin

– Mục đích sử dụng dữ liệu: Tùy vào mục đích của bên yêu cầu. Ví dụ: Mục đích sử dụng dữ liệu để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

– Lưu ý chung khi viết biểu mẫu:

+ Phần họ và tên nên ghi in hoa có dấu.

+ Phần ngày tháng năm nên ghi 02 chữ số với ngày từ 1 đến 9 thành 01 đến 09.

+ Phần tháng nên ghi 02 chữ số với tháng 1 và tháng 2 thành 01 và 02.

+ Nơi đang cư trú, thường là nơi tạm trú (nếu có tạm trú) hoặc là nơi thường trú nếu không có nơi tạm trú (thường được ghi 03 cấp xã, huyện, tỉnh).

+ Quê quán hay nhiều biểu mẫu ghi là nguyên quán có cùng một nghĩa. Một người thường có quê quán theo bố, một số trường hợp quê quán theo mẹ.

+ Hộ khẩu thường trú: là nơi cư trú thường xuyên nhất của công dân (thường được ghi 03 cấp xã, huyện, tỉnh).

+ Phần CMND/CCCD: nên ghi số CCCD nếu có, vì sau này CCCD là giấy tờ chính của công dân khi tham gia bất kỳ giao dịch nào.

+ Khi viết hết thông tin mà phần dành để viết vẫn còn thừa nhiều dòng thì bạn có thể gạch chéo. Như vậy giúp đảm bảo sự thống nhất trong văn bản tránh việc thêm thắt văn bản sau này.

+ Đối với các biểu mẫu có các ô trống để điền thì dùng dấu x để điền vào các ô trống.

Xin trích lục thửa đất ở đâu?

Tại Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT có quy định về cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai

1. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương là Văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.

Theo quy định như trên, có các cơ quan cung cấp dữ liệu về đất đai bao gồm:

– Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Văn phòng đăng ký đất đai.

– Ủy ban nhân dân cấp xã.

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin trích lục thửa đất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như hồ sơ tạm hoãn nghĩa vụ quân sự…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Xin trích lục thửa đất bao nhiêu tiền?

Thông tư 24/2019/TT-BTNMT có quy định về phí và chi phí phải trả cho việc cung cấp dữ liệu đất đai như sau:
Phí và chi phí phải trả cho việc cung cấp dữ liệu đất đai
Phí và chi phí phải trả để được cung cấp dữ liệu đất đai bao gồm các khoản sau:
a) Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
b) Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
c) Chi phí gửi tài liệu (nếu có).
Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân thông qua mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai.
Như vậy, phí và chi phí cung cấp dữ liệu đất đai sẽ do Hội đồng nhân dân dân cấp tỉnh quy định. Tùy vào địa phương mức phí và chi phí cung cấp dữ liệu đất đa sẽ khác nhau

Những trường hợp không được cung cấp dữ liệu?

Những trường hợp không được cung cấp dữ liệu:
Không phải trường hợp nào cũng được cung cấp  dữ liệu về đất đai. Tại điều 13 Thông tư 34/2014/TT những trường hợp không được cung cấp dữ liệu:
+ Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
+ Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
+ Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
+ Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.