Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018

20/05/2022 | 22:05 37 lượt xem Thanh Thùy

Ngày 20/11/2018, Quốc hội chính thức thông qua Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch. Theo đó, sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại chương IV Luật Đất đai. Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có những nội dung nổi bật nào? Luật sư tư vấn luật đất đai mời bạn đọc xem trước và tải xuống văn bản này nhé.

Thuộc tính văn bản

Số hiệu:35/2018/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:20/11/2018Ngày hiệu lực:01/01/2019
Ngày công báo:24/12/2018Số công báo:Từ số 1139 đến số 1140
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt văn bản

Ngày 20/11/2018, Quốc hội chính thức thông qua Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại chương IV Luật Đất đai, đơn cử như:

– Bổ sung nội dung “Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm”;

– Sửa đổi căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia, đất cấp tỉnh, đất cấp huyện, đất quốc phòng, đất an ninh;

– Việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (quy định hiện hành cho thời hạn là 30 ngày);

– Quy định mới việc giải quyết phát sinh về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kể từ ngày 01/01/2019;…

Ngoài ra, Luật này bỏ từ “quy hoạch” tại các điều, khoản, điểm của các luật sau đây:

– Khoản 1 Điều 69; Điểm a Khoản 1 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

– Điểm a Khoản 2 Điều 38 Luật Dầu khí;

– Khoản 2 Điều 235 Bộ luật Lao động;

– Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo hiểm xã hội;

– Khoản 2 Điều 6 Luật Bảo hiểm y tế;

– Khoản 1 Điều 58 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

– Khoản 1 Điều 48 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Luật số 35/2018/QH14 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018

Xem trước và tải xuống văn bản

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Quy hoạch mạng lưới đường bộ được quy định thế nào?

1. Quy hoạch mạng lưới đường bộ là quy hoạch ngành quốc gia, bao gồm hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc, làm cơ sở để định hướng phát triển mạng lưới giao thông, xác định nguồn lực thực hiện trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

2. Việc lập quy hoạch mạng lưới đường bộ phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và bảo đảm kết nối vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.

3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập phương án phát triển mạng lưới đường bộ trong quy hoạch tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới đường bộ, quy hoạch vùng.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có gì mới so với trước đây?

1. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật; chuyên ngành; cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ; xác định phương án phát triển công trình đường bộ và các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khác theo từng tuyến đường bộ.

2. Quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Xác định hướng tuyến; các điểm khống chế chính; chiều dài; quy mô các tuyến đường bộ qua từng địa phương; từng vùng; xác định số lượng; quy mô; thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình chính gồm cầu; hầm; bến phà trên tuyến đường bộ; xác định cụ thể các điểm giao cắt, hệ thống trạm dừng nghỉ, công trình phụ trợ khác;

b) Phương án kết nối với các phương thức vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không cho từng khu vực, từng tuyến đường; kết nối với hệ thống đô thị, khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất;

c) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;

d) Xây dựng giải pháp chi tiết để thực hiện quy hoạch.

3. Thời kỳ quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là 10 năm, tầm nhìn là từ 20 năm đến 30 năm.

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp; tra mã số thuế cá nhân, xác nhận độc thân;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.  Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển quy định thế nào?

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển là quy hoạch ngành quốc gia.
Việc lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch và căn cứ vào nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nhu cầu, nguồn lực và xu thế phát triển hàng hải thế giới.

Trách nhiệm lập và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển là trách nhiệm của ai?

1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển;
b) Bảo đảm quỹ đất, vùng nước để xây dựng phát triển hệ thống cảng biển theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt hiện nay thế nào?

. Quy hoạch mạng lưới đường sắt là quy hoạch ngành quốc gia, làm cơ sở định hướng đầu tư, phát triển, khai thác mạng lưới đường sắt.
Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch mạng lưới đường sắt trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.