Luật đất đai về mồ mả năm 2023 như thế nào?

04/07/2023 | 15:52 1698 lượt xem Trang Quỳnh

Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc trong quy định pháp luật về việc xác định đất mồ mả, mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Cụ thể gia đình tôi có 2 ngôi mộ từ thời cha ông đến nay, mộ nằm trên đất rừng sản xuất, đến thời gian năm 2007 thì có cán bộ xã xuống đo đạc và cấp sổ đỏ đất cho một người khác – tạm gọi là A. Gia đình tôi có đề nghị rằng khu đất rừng đó có 2 ngôi mộ cách nhau 100m thì có thể cách ra 20m để không vào phần mộ của nhà tôi. Nhưng năm 2008 tôi vẫn thấy rằng đất của ông A được cấp sổ vẫn trùm qua đất mồ mả nhà tôi, sau đó có thỏa thuận thì ông A nhất trí đo từ mồ mả ra mỗi bên cách 20m và ký giáp ranh với nhau. Đến nay ông A lại phát cây trồng lẫn vào đất nhà tôi 10m, tôi thắc mắc không biết rằng quy định pháp luật đất đai về mồ mả như thế nào? Trong trường hợp này, gia đình tôi sẽ phải làm sao? Mong luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi, nội dung dưới đây tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, bạn hãy tham khảo nhé

Căn cứ pháp lý

Luật đất đai về mồ mả năm 2023 như thế nào?

Căn cứ vào Điều 33 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng thì gia đình ông A được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất thì gia đình ông Hành sẽ là chủ sở hữu đối với khu đất rừng sản xuất đó và đồng nghĩa với việc gia đình ông Hành sẽ có toàn quyền sử dụng trong phần không gian và lòng đất đối với mảnh đất đã  được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. 

Hiện tại pháp luật chưa quy định về vấn vấn đề cấp quyền chứng nhận cho quyền sử dụng đất có mồ mả hay quy định về ranh giới đất mồ mả.  Vì vậy, phương pháp giải quyết duy nhất trong trường hợp này hai bên gia đình cần phải  thống nhất, thỏa thuận với nhau về diện tích đất mồ mả cũng như ranh giới để phân cách phần mồ mả của gia đình bạn với phần đất rừng sản xuất đề trồng rừng của gia đình ông A.

Như thông tin đã cung cấp, khi hai gia đình đã thống nhất với nhau về diện tích đất mồ mả và gia đình ông A đã đồng ý và có ký xác nhận thì từ  thời điểm đó gia đình ông A phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết, không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Xuất phát từ bản chất là một hợp đồng dân sự tất cả quyền lợi và nghĩa vụ đều do các bên chủ thể thỏa thuận và không được trái với quy định của pháp luật liên quan, thì vấn đề liên quan đến phạt vi phạm và mức phạt vi phạm đều do hai bên thỏa thuận. Vì vậy, khi hai bên gia đình đã thống nhất thỏa thuận diện tích đất mồ mả của gia đình bạn là phần diện tích được đo từ mồ mả ra mỗi bên cách 20m nhưng gia đình ông A đã không thực hiện đúng với thỏa thuận đã trồng cây lấn vào đất mồ mả 10m thì gia đình ông A sẽ phải bồi thường nếu hai bên có thỏa thuận.

Luật đất đai về mồ mả năm 2023 như thế nào?

Ngoài ra, căn cứ vào Đều 629 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:

Điều 629. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.

Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.”

Và Điều 246 “Bộ luật hình sự 2015” quy định: “Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.”.

+ Khi gia đình ông A trồng cây lấn vào đất mồ mả của gia đình bạn 10m so với thỏa thuận mà gây thiệt hại nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì gia đình ông Hạnh phải có nghĩa vụ bồi thường.

+ Khi gia đình ông A có một trong các hành vi như đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì gia đình ông Hành có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Quy định về việc xây dựng mồ mả trên đất thổ cư như thế nào?

“Đất thổ cư” là đất để xây cất nhà ở, làm nông nghiệp hoặc các mục đích khác theo quy định của pháp luật. Còn “đất nghĩa trang”, “đất nghĩa địa” là vùng đất có mục đích lưu trữ thi hài, chôn cất người chết tập trung. Đất nghĩa trang thường được quy hoạch tập trung dưới sự quản lí chặt chẽ của người trông coi.

Dựa trên điều 84, Bộ luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định nguyên tắc cần thiết khi chôn cất mồ mả, xây dựng nghĩa trang phải dựa trên kế hoạch quy hoạch cụ thể, chỉ rõ vị trí, đáp ứng điều kiện khoảng cách thích hợp để bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của khu dân cư xung quanh.

Như vậy, mồ mả không thể được xây dựng trên đất thổ cư do vi phạm các điều kiện về vệ sinh được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2014. Do đó, mồ mả phải được chôn cất quy hoạch, thống nhất tại một địa điểm thống nhất theo quy định của pháp luật và chỉ dẫn của từng địa phương.

Mồ mả trên đất nhà mình, có được yêu cầu di dời hay không?

Quyền sử dụng đất của người dân đã được chỉ rõ cụ thể tại điều 166, Luật đất đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất phải có đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất cũng như toàn quyền sở hữu tài sản trên đất đó. Tất nhiên, nếu không có sự cho phép của người sở hữu, bất kì ai cũng không được phép xây dựng thêm, xâm phạm và lấn chiếm đất đó.

Trường hợp ngôi mộ đã có từ trước khi cơ quan Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng thì người sử dụng không có quyền yêu cầu di dời ngôi mộ đi nơi khác. Bởi ngôi mộ đã có từ trước đó, không xâm chiếm đất hợp pháp của người sử dụng và người sử dụng cũng đã chấp nhận có ngôi mộ trên mảnh đất của mình nên mới đi nộp hồ sơ đăng ký sử dụng đất.

Lúc này, người sử dụng đất không thể yêu cầu di dời ngôi mộ nếu người quản lý của ngôi mộ đó không đồng ý di dời. Cách tốt nhất để thực hiện đúng pháp luật chính là thỏa thuận với đối phương để được đối phương chấp nhận tự nguyện di dời. Ngay cả khi thỏa thuận không thành, người sử dụng đất cũng không thể tự ý xâm phạm đến mồ mả của họ.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật đất đai về mồ mả năm 2023 như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như tư vấn đặt cọc đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Mức xử phạt cao nhất đối với tội xâm phạm mồ mả, thi thể là bao nhiêu năm tù?

Căn cứ Điều 319 Bộ Luật hình sự 2015 hình phạt nặng nhất người phạm tội có thể chịu là 7 năm tù. Khi có hành vi xâm phạm mồ mả, thi thể quy định tại Khoản 2 Điều 319

Mồ mả là gì?

Mồ mả là phân mộ người chết được chôn ở nghĩa trang hoặc nơi khác bao gồm phần được đắp; xây bia đá; quan tài trong mộ; tài sản để trên hoặc trong mộ;…

Mua đất ruộng để xây mồ mả được hay không?

Theo quy định tại Điều 57 Luật đất đai 2013; việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng phần mộ phải thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Theo đó, có thể mua đất ruộng để xây mồ mả