Hợp đồng ủy quyền bán nhà có cần công chứng không?

19/07/2023 | 16:45 151 lượt xem Tình

Xin chào Luật sư, tôi tên là Quỳnh Anh, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Thái Nguyên. Tôi muốn hỏi về vấn đề ủy quyền mua bán nhà, cụ thể như sau: Do đi làm xa nhà, một năm chỉ về được 2 lần. Hiện tại, tôi muốn bán gấp căn nhà 2 tầng tại Thành phố Thái Nguyên. Tôi có tìm hiểu thì thấy rằng mình có thể ủy quyền cho chú ở quê bán nhà hộ. Tuy nhiên, tôi không biết rằng hợp đồng ủy quyền bán nhà có cần công chứng không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn chị đã quan tâm tới dịch vụ tư vấn của Tư vấn luật đất đai. Về câu hỏi hợp đồng ủy quyền bán nhà có cần công chứng không, chúng tôi sẽ giải đáp như sau:

Giấy ủy quyền bán nhà đất là gì?

Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý quan trọng ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người đại diện thay mình giải quyết công việc theo đúng các điều mục được quy định. Lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp là ủy quyền đơn phương và ủy quyền có sự tham gia của người ủy quyền và người nhận ủy quyền.

Giấy ủy quyền bán nhà đất là văn bản pháp lý giữa người ủy quyền và người được ủy quyền về việc bán nhà đất, theo đó giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền có những sự thỏa thuận và có trả thù lao, hoặc không sẽ phải tuân thủ những quy định của pháp luật.

Theo đó, trong Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về ủy quyền. Tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều kiện ủy quyền bán nhà là gì?

Để thực hiện thủ tục ủy quyền bán nhà thì các bên trong quan hệ ủy quyền mua nhà đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, người ủy quyền bán nhà phải có quyền mua bán nhà đất theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở,… và pháp luật có liên quan khác.

Thứ hai, cả người ủy quyền bán nhà đất và người được ủy quyền bán nhà đất đều phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ như:

-Người từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Không thuộc vào một trong các trường hợp như người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Điều 22, 23, 24 Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ ba, giữa hai bên là người ủy quyền bán nhà và người được ủy quyền bán nhà phải có hợp đồng ủy quyền. Theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015, khái niệm của hợp đồng ủy quyền như sau: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Nội dung của hợp đồng ủy quyền bán nhà do các bên tự do thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như sau: Thông tin chi tiết của bên ủy quyền mua bán nhà đất và bên được ủy quyền mua bán nhà đất; nội dung công việc, thời hạn ủy quyền; ủy quyền lại; quyền và nghĩa vụ của các bên; thù lao mà bên được ủy quyền nhận được, cách giải quyết tranh chấp,…

Do hợp đồng ủy quyền trong trường hợp này có tài sản là bất động sản như đất đai, nhà ở nên theo quy định pháp luật hiện hành, hợp đồng cần được lập thành văn bản, công chứng thì hợp đồng ủy quyền mới được coi là hợp pháp và có giá trị pháp lý. Do đó, để công chứng hợp đồng ủy quyền mua nhà đất, người ủy quyền phải chuẩn bị một số tài liệu như sau:

– Dự thảo hợp đồng ủy quyền;

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy tờ pháp lý của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Bản sao các giấy tờ có liên quan khác.

Hợp đồng ủy quyền bán nhà có cần công chứng không?

Hiện nay, việc ủy quyền bán nhà diễn ra ngày càng phổ biến. Theo đó, bên được ủy quyền có thể nhân danh bên ủy quyền có thể tham gia các giao dịch nhất định. Việc mua bán nhà cũng có thể ủy quyền cho người khác để kí kết hợp đồng. Vậy, có cần công chứng hợp đồng ủy quyền hay không? Tại nội dung sau, Tư vấn luật đất đai sẽ giải đáp cho bạn.

Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, không có quy định bắt buộc hợp đồng ủy quyền bán nhà phải thực hiện thủ tục công chứng.

Ngoài ra, Điều 55 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:

Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền

1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.

Như vậy, khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền; công chứng viên sẽ giải thích rõ quyền và nghĩ vụ cho các bên; và hậu quả pháp lý của hợp đồng. Điều này giúp bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời đảm bảo việc thực hiện hợp đồng chuẩn xác hơn.

Mặc dù pháp luật không bắt buộc các bên phải công chứng hợp đồng ủy quyền. Nhưng việc mua bán nhà thường dễ xảy ra tranh chấp. Và để đảm bảo giá trị pháp lý. Cũng như hiểu hơn quyền nghĩa vụ trong hợp đồng, nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, các bên nên thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền bán nhà có cần công chứng không?

Thủ tục ủy quyền bán nhà như thế nào?

Giao dịch mua bán nhà đất thông qua ủy quyền mua bán nhà đất hoàn toàn tương tự với thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông thường.

Tuy nhiên, về phần hồ sơ, bên nào được ủy quyền thì bên đó cần chuẩn bị thêm hợp đồng ủy quyền.

Cụ thể, hồ sơ ủy quyền bán nhà sẽ gồm:

– Hợp đồng ủy quyền bán nhà đất có công chứng;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở;

– Sổ hộ khẩu;

– Chứng minh thư nhân dân của người ủy quyền và người được ủy quyền;

– Giấy tờ chứng minh tài sản riêng do được tặng cho riêng, do được thừa kế riêng hoặc có thỏa thuận hay bản án phân chia tài sản (nếu có);

Sau đó, các bên tiến hành thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tuy nhiên, trong thực tế, giao dịch mua bán nhà đất thông qua người được ủy quyền có thể xảy ra rất nhiều rủi ro như bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền giao dịch hoặc tài sản. Nên khi tham gia vào giao dịch trên quý bạn đọc cần lưu ý một số điểm sau: Kiểm tra kỹ các nội dung của hợp đồng như: Người được ủy quyền có được toàn quyền quyết định hay không?; Thời hạn ủy quyền của hợp đồng còn hay hết?

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hợp đồng ủy quyền bán nhà có cần công chứng không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ nhà đất, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa của hợp đồng ủy quyền là gì?

– Thứ nhất, hợp đồng ủy quyền thực hiện giao dịch có đối tượng là nhà ở, quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho chủ thể có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tiết kiệm chi phí , tiền bã cũng như thời gian, công sức.
Pháp luật cho phép các chủ thể trong trường hợp không có điều kiện trực tiếp thực hiện những giao dịch thì có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia các giao dịch có đối tượng là nhà ở, quyền sử dụng đất.
– Thứ hai, hợp đồng ủy quyền thực hiện giao dịch có đối tượng là nhà ở, quyền sử dụng đất là một trong những công cụ đắc lực góp phần thúc đẩy và phát triển các giao dịch dân sự trong xã hội. Bằng hợp đồng uỷ quyền, giấy ủy quyền trong cùng một thời điểm một người có thể thực hiện cùng lúc nhiều giao dịch theo ý chí của mình mà không cần trực tiếp tham gia ký kết. Các giao dịch này không cần phải chờ đợi mà có thể thuận lợi thực hiện thông qua người được uỷ quyền, sự linh hoạt này là yếu tố giúp hệ thống giao dịch dân sự luôn luôn vận động luân chuyển. Ngày nay, hợp đồng uỷ quyền còn được coi là một dịch vụ pháp lý góp phần làm tăng gia các giao dịch dân sự, được cung cấp bởi những cá nhân, tổ chức hoạt động chuyên nghiệp. Do đó đây cũng là  một trong những công cụ đắc lực thúc đẩy các giao dịch trong điều kiện sự phân công lao động ngày càng chặt chẽ và tinh vi.

Thời hạn hợp đồng ủy quyền là bao lâu?

Thời hạn ủy quyền có ý nghĩa quan trọng, nếu hết thời hạn ủy quyền thì các bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã thỏa thuận trước đó.
Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:
“Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền”
Như vậy, xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận thì thời hạn hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng nhà đất do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Nội dung ủy quyền mua bán đất gồm những gì?

Các bên tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng ủy quyền với điều kiện không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng nhà đất gồm các điều khoản cơ bản sau:
– Thông tin của các bên.
– Nội dung công việc, thời hạn ủy quyền.
– Quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Thù lao mà bên được ủy quyền nhận được.
– Giải quyết tranh chấp.