Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không?

13/04/2023 | 15:59 27 lượt xem Vân Anh

Thuê nhà là giao dịch dân sự thường được thực hiện trên thị trường bất động sản Việt Nam và diễn ra thường xuyên. Hợp đồng thuê nhà đảm bảo an toàn trong vấn đề xã hội và pháp lý của việc cho thuê nhà, tránh các tranh chấp liên quan đến căn nhà cho thuê. Tuy nhiên, hiện nay nhà cho thuê được cho thuê theo thỏa thuận giữa người thuê và chủ nhà, ít hợp đồng được công chứng. Vậy hợp đồng thuê nhà viết tay có được không? Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Quy định pháp luật về hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê nhà là một dạng của hợp đồng thuê tài sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 về Hợp đồng thuê tài sản như sau:

Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không

Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không?

“ Điều 121. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

7. Cam kết của các bên;

8. Các thỏa thuận khác;

9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký”.

Về nguyên tắc khi hai bên đã thỏa thuận với nhau về nội dung trong hợp đồng thì phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thỏa thuận được quy định trong hợp đồng đó.

Như vậy, pháp luật quy định hợp đồng thuê nhà phải lập thành văn bản, và không hề có quy định là hợp đồng thuê nhà phải đánh máy hay viết tay. Do đó, hợp đồng viết tay vẫn có giá trị pháp lý như bình thường

Mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản có nội dung như thế nào?

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ Ở

  • Căn cứ bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ vào nhu cầu của các bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại … Chúng tôi gồm có:

I. BÊN CHO THUÊ NHÀ (sau đây gọi là bên A)

1. Trường hợp là doanh nghiệp: Ghi nhận thông tin Tên công ty | Địa chỉ | Mã số thuế | Người đại diện

2. Trường hợp là cá nhân: Ghi nhận thông tin Họ và tên | Số CMTND/Hộ chiếu | Địa chỉ

I. BÊN THUÊ NHÀ (sau đây gọi là bên B)

1. Trường hợp là doanh nghiệp: Ghi nhận thông tin Tên công ty | Địa chỉ | Mã số thuế | Người đại diện

2. Trường hợp là cá nhân: Ghi nhận thông tin Họ và tên | Số CMTND/Hộ chiếu | Địa chỉ

Hai bên đồng ý thực hiện việc thuê NHÀ/NHÀ CHUNG CƯ với các thoả thuận sau đây:

Điều 1: Bên A đồng ý cho bên B được thuê

Căn nhà số … đường … phường (xã) … quận (huyện) … thành phố (tỉnh) … gồm … phòng.

Tổng diện tích sử dụng chính … m2, phụ … m2

Tổng diện tích đất … m2

Thuộc loại nhà: …

Kể từ ngày … tháng … năm … trong thời hạn … năm ( hoặc tháng)

Điều 2: Tiền thuê nhà hàng tháng là … đồng.

Điều 3: Bên thuê nhà phải trả tiền đầy đủ cho bên thuê nhà theo tháng (quý) vào ngày… của tháng (quý) bằng tiền mặt hoặc vàng. Mỗi lần đóng tiền, hoặc vàng bên thuê nhà được nhận giấy biên nhận của bên cho thuê.

Điều 4: Bên thuê nhà cam kết

a/ Sử dụng nhà đúng mục đích theo hợp đồng thuê nhà viết tay, có trách nhiệm bảo quản tốt các tài sản, trang thiết bị trong nhà. Không được đập phá, tháo dỡ hoặc chuyển dịch đi nơi khác, không được thay đổi cấu trúc, không đục tường, trổ cửa, phá dỡ hoặc xây cất thêm (cơi tầng), làm nhà phụ ……..

b/ Không được sang nhượng.

c/ Các trường hợp cho nhập thêm người, hộ khẩu phải có ý kiến của bên cho thuê.

Điều 5: Trong thời hạn hợp đồng, nếu không còn sử dụng nhà nữa, bên thuê nhà phải báo cho bên cho thuê nhà trước……………..ngày để hai bên cùng thanh toán tiền thuê nhà và các khoản khác. Trừ những hư hỏng do thời gian sử dụng, còn lại bên thuê nhà phải giao trả các tài sản gắn liền với nhà (đồng hồ điện, nước………) đầy đủ.

Mọi sự hư hỏng do lỗi của mình, bên thuê nhà bồi thường cho bên cho thuê.

Điều 6: Được xem như tự ý huỷ bỏ hợp đồng thuê nhà viết tay, nếu sau……..ngày từ khi được thông báo, bên thuê nhà vẫn còn bỏ trống không sử dụng mà không có lý do chính đáng. Mọi hư hỏng, mất mát trong thời gian bỏ trống, bên thuê phải chịu.

Điều 7: Bên thuê nhà có trách nhiệm bảo quản nhà thuê, phát hiện kịp thời những hư hỏng để yêu cầu bên cho thuê sửa nhà.

Điều 8: Trong thời gian hợp đồng, nếu người đứng tên trên hợp đồng từ trần thì một trong những người cùng hộ khẩu (cha, mẹ, vợ, chồng, con cái) tiếp tục thi hành hợp đồng hoặc đựơc ký lại hợp đồng thay thế người quá cố.

Điều 9: Hai bên A, B cam kết thi hành nghĩa vụ hợp đồng. Nếu vi phạm sẽ yêu cầu toà án…………………..giải quyết theo thoả thuận của hai bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng này được lập thành ba bản, mỗi bên giữ một bản và một bên gửi cơ quan Công chứng Nhà nước giữ.

     BÊN CHO THUÊ NHÀ                                                    BÊN THUÊ NHÀ

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như hợp đồng cho thuê đất làm nhà xưởng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Khi thuê nhà thì có bắt buộc phải đặt cọc không?

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đồng thời theo Luật nhà ở năm 2014 tại Điều 121 hợp đồng cho thuê nhà ở phải bao gồm các nội dung như Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên; Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó; Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;….
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, đặt cọc không phải là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà. Người thuê và người cho thuê có quyền thỏa thuận hoặc không thỏa thuận về đặt cọc trong hợp đồng. Việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi nào?

Theo quy định của pháp luật, bên cho thuê trong hợp đồng thuê nhà không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng và thu lại nhà ở đang cho thuê, tuy nhiên, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 132 Luật Nhà ở 2014 thì có thể thực hiện được, cụ thể:
+ Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật này;
+ Bên thuê không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
+ Bên thuê sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;
+ Bên thuê chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê;
+ Bên thuê làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;
+ Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng thuê nhà ở mà bên cho thuê thực hiện cải tạo nhà ở và được bên thuê đồng ý thì bên cho thuê được quyền điều chỉnh giá thuê nhà ở. Giá thuê nhà ở mới do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào những trường hợp trên, bên cho thuê có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với bên thuê.