Hỗ trợ bồi thường đường điện cao thế qua đất nông nghiệp như thế nào?

09/12/2022 | 09:17 777 lượt xem Trang Quỳnh

Trong trường hợp có đường dây điện cao thế đi qua đất gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, cây cối thì khi đi người dân sẽ được bồi thường nếu đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật. Vậy việc hỗ trợ bồi thường đường điện cao thế qua đất nông nghiệp như thế nào? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào? Hãy cùng bộ phận tư vấn đất đai của Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại cụ thể: 

“Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào?

Tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Bồi thường đường dây điện đi qua đất như thế nào?

Tại Điều 19 Nghị định 14/2014/NĐ-CP có quy định về việc bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không như sau:

Điều 19. Bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

1. Đất ở, các loại đất khác trong cùng thửa với đất ở của một chủ sử dụng trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không điện áp đến 220 kV thuộc diện Nhà nước không thu hồi đất thì chủ sử dụng đất được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện một lần như sau:

Hỗ trợ bồi thường đường điện cao thế qua đất nông nghiệp như thế nào?
Hỗ trợ bồi thường đường điện cao thế qua đất nông nghiệp như thế nào?

a) Đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là loại đất ở được quy định tại các văn bản pháp luật về đất đai;

b) Diện tích đất ở được bồi thường, hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng là diện tích đất ở thực tế trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi đất ở, tính trên diện tích đất nằm trong hành lang;

c) Trên cùng một thửa đất, bao gồm đất ở và các loại đất khác của một chủ sử dụng đất, khi bị hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không chiếm dụng khoảng không lớn hơn hạn mức đất ở thì phần diện tích các loại đất khác trên cùng thửa đất trong hành lang cũng được bồi thường, hỗ trợ. Mức bồi thường, hỗ trợ không lớn hơn 80% mức bồi thường thu hồi các loại đất khác đó tính trên diện tích các loại đất khác nằm trong hành lang;

d) Trường hợp đất ở không đủ điều kiện như quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương.

2. Đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không thì chủ sử dụng đất được hỗ trợ do hạn chế khả năng sử dụng đất. Việc hỗ trợ được thực hiện một lần, không lớn hơn 30% mức bồi thường thu hồi đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, tính trên diện tích đất trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.

3. Mức bồi thường, hỗ trợ quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Kinh phí chi trả từ nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư công trình lưới điện cao áp.

Tuy nhiên, Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 51/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 21/4/2020 quy định:

Điều 2.

1. Bãi bỏ khoản 2 Điều 2, khoản 2 Điều 6, khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 9, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 17, Điều 19, Điều 21, điểm d khoản 1 Điều 24 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP.

Như vậy, theo quy định trên, từ ngày 21/4/2020 tại Điều 19 Nghị định 14/2014/NĐ-CP trước đây đã bị bãi bỏ. Do đó, đối với trường hợp đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không mà không thuộc diện bị thu hồi thì không được bồi thường, hỗ trợ nữa.

Hỗ trợ bồi thường đường điện cao thế qua đất nông nghiệp như thế nào?

Căn cứ Điều 23 Nghị định 51/2020/NĐ-CP, bồi thường với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao thế được thực hiện như sau:

“Điều 23. Bồi thường đối với cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

1. Cây trong hành lang và có trước khi có thông báo thu hồi đất để xây dựng lưới điện nếu không phải chặt bỏ và cấm trồng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho lưới điện và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

2. Cây ngoài hành lang và có thể vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP thì đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm kiểm tra, chặt, tỉa cây để đảm bảo an toàn cho lưới điện và thực hiện bồi thường như đối với cây trong hành lang quy định tại khoản 1 Điều này”

Mức bồi thường cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao thế do thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về Hỗ trợ bồi thường đường điện cao thế qua đất nông nghiệp như thế nào?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như tìm hiểu quy định về Mức bồi thường thu hồi đất hiện nay… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Điện cao thế được hiểu là mức điện như thế nào?

Tại nước ta, điện cao thế là nguồn điện có mức điện áp rất cao, thường ở mức 110kv, 220kv hoặc 500kv. Điện cao thế được truyền đi nhờ đường dây điện, nối với các trạm biến áp.
Đường điện cao thế là những đường dây điện nằm ở rất cao và dùng để truyền tải những điện áp lớn trên 35kV (gấp gần 160 lần so với đường điện 220V mà chúng ta sử dụng). Đường điện cao thế được neo giữ trên các cột điện cao thế bằng thép và hợp kim ở độ cao trên 14m (đối với điện áp từ 35kV trở lên).

Có nên xây nhà gần đường điện cao thế không?

Câu trả lời là KHÔNG. Vì đường điện cao thế có điện áp lớn, điện từ trường sinh ra từ đường điện cao thế cũng cực kỳ mạnh. Sống trong môi trường điện từ trường mạnh về lâu về dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như ảnh hưởng đến tim mạch, gây mệt mỏi, đau đầu,…

Đường điện cao thế ở nước ta thường xuất hiện ở đâu?

Ở nước ta hiện có nhiều các tuyến đường dây cao thế với độ dài khoảng trên 18 nghìn km, và tuyến đường điện cao thế 500kV Bắc – Nam đi qua khá nhiều khu dân cư đông đúc. Các đường dây bao gồm: 110kV, 220kV và 500kV… đi qua các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh,… Tuy nhiên, những đường điện cao thế thường nằm cách xa khu dân cư. Còn những đường dây dẫn điện vào nhà là những đường điện hạ thế.