Chào luật sư, tôi ở tầng 5 tại một tòa nhà chung cư, nay phát hiện tường có vết nứt rất huy hiểm nên tôi đã báo cho ban quản lý khu chung cư để bảo trì. Tuy nhiên, ban quản lý báo lại kêu tôi đi thỏa thuận với người ở tòa trên vì người đó không đồng ý cho trát tường bảo trì vì sợ bẩn nhà mình, cũng không cho treo dây trát tường. Vậy hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao?
Chúng tôi đã nắm bắt được vấn đề của bạn, hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015
Quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề
Các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ giữa làng xóm láng giềng nói riêng đều là các quan hệ dân sự được Bộ luật Dân sự 2015 điều chỉnh. Trong Bộ luật này có quy định về quyền sử dụng bất động sản liền kề tại Mục I Chương XIV cụ thể trong Điều 245 như sau:
Điều 245: Quyền đối với bất động sản liền kề
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Quyền của người này cũng sẽ gắn với Nghĩa vụ của người khác. Theo đó, chủ của bất động sản chịu hưởng quyền phải có nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng diện tích liền kề trong những trường hợp người đó có nhu cầu sử dụng hợp lý. Việc thực hiện quyền này cũng phải tuân theo đúng nguyên tắc tại Điều 248 Bộ Luật Dân sự 2015:
Điều 248: Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề
- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
- Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Trong trường hợp người dân cần sửa chữa nhà cửa như trát vữa, sơn tường cho bất động sản của mình thì chủ sở hữu của bất động sản liền kề phải có trách nhiệm đáp ứng về quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật.
Bởi lẽ, việc tu sửa nhà cửa, công trình xây dựng là một nhu cầu thích đáng, hợp lý của công dân (Theo khoản 1 Điều 248 BLDS 2015) . Và để có thể thực hiện các hoạt động này thì cần phải sử dụng một phần diện tích liền kề để bắc dàn giáo cũng như cần diện tích để sử dụng các thiết bị xây dựng khác. Vì thế, chủ của bất động sản liền kể phải có trách nhiệm chấp nhận, không được quyền từ chối vì BLDS 2015 đã có quy định chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không được thực hiện các hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn (khoản 3 Điều 248 BLDS 2015)
Hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao?
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Điều này có nghĩa là, nếu nhu cầu hợp lý thì chủ của bất động sản chịu hưởng quyền phải có nghĩa vụ cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền sử dụng diện tích liền kề.
Việc thực hiện quyền này không phải tùy tiện mà phải tuân theo một số nguyên tắc như:
- Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền (nhà đang xây) phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền (hàng xóm của nhà đang xây).
- Khi được hưởng quyền kông được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
- Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn (không làm khó việc hàng xóm xây nhà).
Như vậy, nếu bạn xây nhà dẫn đến có nhu cầu trát vữa, sơn tường thì chủ sở hữu của bất động sản liền kề phải có trách nhiệm đáp ứng về quyền sử dụng bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật miễn bạn phải đáp ứng các nguyên tắc nêu trên (quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015).
Nếu hàng xóm từ chối cho bạn trát tường, bạn có thể thương lượng, thỏa thuận với hàng xóm để được thực hiện quyền này và đề xuất đền bù nếu để xảy ra thiệt hại.
Nếu vẫn không được, bạn có thể gửi đơn khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc khởi kiện ra Tòa án quận/huyện để buộc họ phải đồng ý chấp nhận yêu cầu của bạn.
Xây nhà phải xin phép hàng xóm có đúng không?
Khi tiến hành xây dựng mới công trình trên đất, chủ sở hữu phải tiến hành xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành khởi công. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp hàng xóm vì sợ ồn ào, ô nhiễm trong quá trình xây dựng nên không muốn cho bạn ây nhà. Vậy xây nhà có phải xin phép hàng xóm có đúng không?
Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật xây dựng năm 2014 này quy định về hồ sơ xin giấy phép xây dựng mới với nhà ở riêng lẻ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai được quy định tại Nghị định 53/2017 của Chính phủ như:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 1987, Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi Luật đất đai 2001, Luật đất đai 2003.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo quy định của Luật đất đai 2013, Luật sửa đổi các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định tại Nghị định số 60/CP năm 1994, Nghị định số 61/CP năm 1994
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định tại Pháp lệnh nhà ở năm 1991; Luật nhà ở năm 2005; Nghị định 81/2001/NĐ-CP
- Bản vẽ thiết kế xây dựng
- Công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Căn cứ quy định trên, có thể thấy khi xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, bên cạnh bản vẽ thiết kế ngôi nhà, bạn phải có bản cam kết bảo đảm an toàn cho các công trình liền kề.
Như vậy, pháp luật chưa quy định về việc Xây nhà phải xin phép hàng xóm mà trước khi tiến hành xây nhà bạn phải tự cam kết về việc đảm bảo tính an toàn cho các công trình liền kề.
Tuy nhiên, trong trường hợp hàng xóm của bạn nhận thấy việc xây nhà của gia đình bạn không đảm bảo an toàn cho nhà họ hoặc có hành vi xây lấn vào lối đi chung… thì họ có quyền làm đơn tố cáo hoặc đơn yêu cầu xem xét lại tới UBND cấp phường để xem xét, giải quyết.
Ngoài ra, theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Điều đó có nghĩa, nếu việc xây nhà của bạn gây thiệt hại cho hàng xóm xung quanh bạn phải có trách nhiệm bồi thường cho họ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hàng xóm không cho trát tường thì giải quyết làm sao?” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thào mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà đất mới nhất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt
hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Thiệt hại khác do luật quy định.
Bên cạnh đó, Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
Để xử phạt vi phạm người hàng xóm trong trường hợp này, cơ quan/người có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra; đo đạc để xác định mức độ gây tiếng ồn. Tùy thuộc vào mức độ gây tiếng ồn mà mức xử phạt có sự khác nhau.
Nếu mức độ tiếng ồn không đủ để xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Nếu hành vi gây tiếng ồn của nhà hàng xóm của bạn không thể xử lý theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP; hoặc Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì bạn có quyền thu thập tài liệu; chứng cứ (bản ảnh, tệp ghi âm,…) khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Mức yêu cầu bồi thường thiệt hại được tính toán; dựa trên hậu quả mà hành vi gây tiếng ồn của nhà hàng xóm tạo ra cho bạn, gia đình bạn.