Điều khoản về sửa chữa nhà cho thuê như thế nào?

30/11/2023 | 16:35 387 lượt xem Gia Vượng

Khi xảy ra tình trạng hư hỏng tại căn nhà cho thuê, nghiêm trọng nhất là vấn đề ai sẽ là người chịu trách nhiệm về việc sửa chữa – là bên chủ nhà hay người thuê? Đây thường là một vấn đề phức tạp và đôi khi có thể gây hiểu lầm giữa hai bên liên quan. Để nắm được quy định pháp luật về vấn đề này, không thể bỏ qua nội dung bài viết Điều khoản về sửa chữa nhà cho thuê như thế nào? dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Pháp luật quy định người thuê nhà có những quyền gì?

Người thuê nhà là người đã ký kết hợp đồng thuê nhà với chủ nhà hoặc người quản lý bất động sản để sử dụng một căn nhà hoặc một phần nào đó của nó trong một khoảng thời gian cụ thể. Trong thỏa thuận thuê nhà, người thuê thường phải thanh toán một khoản tiền cụ thể (gọi là tiền thuê) cho chủ nhà hoặc người quản lý tài sản. Hợp đồng thuê nhà thường chứa đựng các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc sử dụng và bảo quản nhà, quyền lợi và trách nhiệm của cả hai bên, cũng như các quy định về việc chấm dứt hợp đồng. Pháp luật quy định người thuê nhà có những quyền sau:

Quyền được bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

 Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; 

Phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

– Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

+ Sửa chữa tài sản;

+ Giảm giá thuê;

+ Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

– Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

(Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015)

Quyền được bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho người thuê nhà

– Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.

(Khoản 1 Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015)

Điều khoản về sửa chữa nhà cho thuê như thế nào?

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người thuê nhà

Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

(Khoản 2 Điều 478 Bộ luật Dân sự 2015)

Quyền tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê của người thuê nhà

Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

(Khoản 2 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015)

Pháp luật quy định người thuê nhà có nghĩa vụ gì?

“Nghĩa vụ” là một thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ trách nhiệm hoặc nhiệm vụ mà ai đó phải thực hiện. Nó thường liên quan đến các trách nhiệm xã hội, pháp lý, đạo đức, hoặc các cam kết khác mà một người phải tuân theo. Trong ngữ cảnh pháp lý, “nghĩa vụ” thường được sử dụng để chỉ những trách nhiệm mà người dân phải tuân theo theo luật pháp. Vậy người thuê nhà có những nghĩa vụ nào?

Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê của người thuê nhà

Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; 

(Nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường)

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

(Khoản 1 Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015)

Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích của người thuê nhà

Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

(Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015)

Nghĩa vụ trả tiền thuê của người thuê nhà

Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận;

– Nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; 

– Nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.

Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

(Điều 481 Bộ luật Dân sự 2015)

Nghĩa vụ trả lại tài sản thuê của người thuê nhà

– Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; 

Nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.

– Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; 

Bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.

– Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

(Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015)

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của bên thuê được quy định trên, bên thuê và bên cho thuê có thể thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác tại hợp đồng thuê

Điều khoản về sửa chữa nhà cho thuê như thế nào?

Thông thường, khi nói đến việc sửa chữa nhà cho thuê trong hợp đồng, có một số điều quan trọng cần xác định và thảo luận giữa chủ nhà và người thuê nhà. Xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm về việc sửa chữa. Trong nhiều trường hợp, chủ nhà chịu trách nhiệm về những sửa chữa lớn, trong khi người thuê nhà chịu trách nhiệm về những sửa chữa nhỏ.

Về nghĩa vụ của bên cho thuê, Điều 477 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.

2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Sửa chữa tài sản;

b) Giảm giá thuê;

c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.

3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa”.

Theo Điều 479 Bộ luật dân sự 2015, bên thuê tài sản có nghĩa vụ sau đây:

“1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý”.

Theo các quy định trên:

– Nếu nhà thuê bị hư hỏng mà không phải do lỗi của người thuê thì người thuê ó quyền yêu cầu chủ nhà sửa chữa nhà. Chủ nhà có nghĩa vụ phải sửa chữa, bảo dưỡng nhà, khắc phục hư hỏng. Trong trường hợp chủ nhà cố tình không sửa chữa, bảo dưỡng nhà thì người thuê có thể tự sửa chữa và thông báo cho chủ nhà biết đồng thời yêu cầu chủ nhà thanh toán chi phí sửa chữa. Trong trường hợp này, người thuê cũng có thể chấm dứt hợp đồng thuê nhà và yêu cầu chủ nhà bồi thường thiệt hại do nhà bị hư hỏng gây ra.

– Nếu nhà bị hư hỏng do lỗi về phía người thuê, người thuê có trách nhiệm sửa chữa và bồi thường thiệt hại do nhà hư hỏng gây ra. Tuy nhiên bạn không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng nhà thuê.

Như vậy, sẽ cần đối chiếu các quy định nêu trên để xem nguyên nhân dẫn đến nhà hư hỏng, xuống cấp trầm trọng là do bên nào để có thể xác định được ai là người có trách nhiệm sữa chữa, khắc phục nhà theo đúng các quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Điều khoản về sửa chữa nhà cho thuê như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý liên quan cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Nhà ở cần đáp ứng những điều kiện nào để được cho thuê?

Để nhà ở có thể tham gia giao dịch thuê nhà ở thì theo quy định tại điều 118 Luật nhà ở 2014 thì nhà ở cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn (không áp dụng với nhà ở hình thành trong tương lai);
Thứ hai, không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không áp dụng với nhà ở hình thành trong tương lai);
Thứ ba, không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;
Thứ tư, bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Trong hợp đồng thuê nhà cần có những nội dung cơ bản nào?

Hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Một hợp đồng thuê nhà có nội dung cơ bản sau:
Thông tin cơ bản của hai bên (bên thuê và bên cho thuê): họ và tên, số CMND…
Đối tượng hợp đồng
Thời gian thuê, thời hạn giao nhà
Tiền thuê, tiền đặt cọc
Quyền và nghĩa vụ các bên
Điều khoản khác: đơn phương chấm dứt hợp đồng, hiệu lực hợp đồng…
Hai bên có thể thêm các điều khoản khác vào hợp đồng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của cả hai bên nhưng các điều khoản thêm vào phải phù hợp với quy định pháp luật và không trái với quy tắc đạo đức xã hội.