Điều chỉnh dự toán không vượt tổng mức đầu tư như thế nào?

13/09/2023 | 16:16 236 lượt xem Thủy Thanh

Để được xây dựng một công trình nào đó, đặc biệt là đối với các công trình lớn thì việc lập dự toán xây dựng công trình là điều bắt buộc. Các chi phí năm trong dự toán này sẽ phải nằm trong tổng mức đầu tư xây dựng mà chủ đầu tư đã đưa ra. Vậy thì trong trường hợp muốn “Điều chỉnh dự toán không vượt tổng mức đầu tư” thì như thế nào?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé.

Tổng mức đầu tư xây dựng là gì?

Trong quá trình xây dựng công trình thì sẽ có rất nhiều loại chi phí phát sinh như: chi phí bồi thường (nếu có); chi phí xây dựng;mua sắm thiết bị; chi phí quản lý, chi phí khác và chi phí dự phòng… Các loại chi phí này đều sẽ được dự toán trước và được lấy từ tổng mức đầu tư để sử dụng.

Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP thì tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 35/2023/NĐ-CP) quy định về nội dung tổng mức đầu tư xây dựng, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng và được quy định cụ thể như sau:

– Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm:

+ Chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định;

+ Các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất;

+ Chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất, thuê đất tính trong thời gian xây dựng và các khoản chi phí khác liên quan đến việc sử dụng, chuyển mục đích sử dụng đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển theo quy định của pháp luật (nếu có);

+ Chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác.

– Chi phí xây dựng gồm: 

+ Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án;

+ Công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; 

+ Chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

– Chi phí thiết bị gồm: 

+ Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ;

+ Chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có);

+ Chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); 

+ Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); 

+ Chi phí gia công, chế tạo thiết bị cần gia công, chế tạo (nếu có); 

+ Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; 

+ Chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có); 

+ Chi phí vận chuyển;

+ Bảo hiểm; 

+ Thuế và các loại phí; 

+ Chi phí liên quan khác.

– Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

– Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

– Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, gồm: 

+ Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;

+ Chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; 

+ Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; 

+ Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng;

+ Chi phí kho bãi chứa vật liệu; 

+ Chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy;

+ Chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng;

+ Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;

+ Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

+ Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập; 

+ Nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng, sử dụng vật liệu mới liên quan đến dự án;

+ Vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng;

+ Chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải dây chuyền công nghệ, sản xuất theo quy trình trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được);

+ Chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;

+ Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định và các chi phí cần thiết khác để thực hiện dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;

– Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Điều chỉnh dự toán không vượt tổng mức đầu tư

Điều chỉnh dự toán không vượt tổng mức đầu tư

Đầu tư xây dựng là quá trình đặt nguồn vốn vào việc xây dựng các công trình, nhà ở, cơ sở hạ tầng và các dự án liên quan khác. Các chi phí liên quan đến xây dựng công trình này đều sẽ được dự toán trước. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp có thể phát sinh nhiều vấn đề khiến cho mức dự toán trước đó không còn phù hợp và phải tiến hành điều chỉnh.

Đối với quy định về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình thì tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (Một số cụm từ bị thay đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định cụ thể như sau:

Dự toán xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

– Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (khoản này được bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), cụ thể như sau:

+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.

– Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;

– Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP quy định về nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định.

Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.

Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng

Quá trình đầu tư xây dựng thường bao gồm các quá trình như: tiến hành nghiên cứu lập kế hoạch, thiết kế, mua sắm vật liệu, thiết bị xây dựng, tuyển dụng lao động, triển khai, kiểm soát tiến độ công trình và bảo đảm chất lượng và bảo trì công trình. Cũng bởi đây là một quá trình bao gồm rất nhiều công đoạn nên rất dễ phát sinh việc vượt mức đầu tư xây dựng và phải tiến hành điều chỉnh.

Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng quy định tại Điều 9 Nghị định 10/2021/NĐ-CP như sau:

– Tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng và điểm đ khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng:

+ Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt của dự án sử dụng vốn nhà nước chỉ được điều chỉnh khi điều chỉnh dự án theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định.

+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án.

– Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm phần tổng mức đầu tư không điều chỉnh và phần tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Các nội dung liên quan đến phần tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2021/NĐ-CP. 

Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án điều chỉnh tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đềĐiều chỉnh dự toán không vượt tổng mức đầu tư“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ khác liên quan đến tư vấn pháp lý về chia nhà đất sau ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng có cần phải báo cáo người quyết định đầu tư hay không?

Tại Điều 15 Nghị định 10/2021/NĐ-CP về điều chỉnh dự toán xây dựng công trình quy định:
Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
1. Dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng.
2. Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
3. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình điều chỉnh thực hiện theo quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
4. Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.
5. Việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh.
Như vậy, theo quy định trên trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.
Ngoài ra, đối với việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh.

Khi nào được điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án?

– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng tổng mức đầu tư xây dựng đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 5 Điều 134 Luật Xây dựng và Điểm đ Khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng và Điều 15 điều chỉnh dự toán xây dựng công trình:
(1) Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư trước khi phê duyệt.
(2) Việc điều chỉnh dự toán không vượt dự toán đã phê duyệt nhưng làm thay đổi cơ cấu các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng thì chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, phê duyệt, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về kết quả điều chỉnh.
– Tại Điều 5 về nội dung tổng mức đầu tư, tổng mức đầu tư bao gồm chi phí xây dựng, chi phí GPMB, chi phí tư vấn, chi khác và dự phòng; theo quy định tại Điều 11 dự toán xây dựng công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng (không bao gồm chi phí GPMB).