Đất tôn giáo có được bồi thường không?

21/11/2022 | 16:08 49 lượt xem Thủy Thanh

Thông thường, đất mà các cơ sở tôn giáo sử dụng để xây dựng các công trình như nhà chùa, nhà thờ, tu viện… đều sẽ được Nhà nước giao đất, hoặc được nhận tặng cho từ các cá nhân tổ chức khác…. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì những phần đất này sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất. Vậy thì trong trường hợp bị thu hồi đất thì “đất tôn giáo có được bồi thường không”?. Đây là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Cau hỏi; Chào luật sư, tôi đang theo tu tại một ngôi chùa tại Quảng Ninh, vừa qua vì để mở rộng tuyến đường dân sinh đi qua địa phương nên một phần đất của chùa chúng tôi cũng nằm trong phần đất bị thu hồi để làm đường. Luật sư cho tôi hỏi là khi nhà nước thu hôi đất của cơ sở tôn giáo thì đất tôn giáo có được bồi thường không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Đất tôn giáo là gì?

Cơ sở tôn giáo là những nơi như chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo được hoạt động theo quy định pháp luật (khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai 2013).

Theo đó, Điều 159 Luật Đất đai 2013 quy định đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Người sử dụng đất cơ sở tôn giáo là các cơ sở tôn giáo.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Đất cơ sở tôn giáo là đất có nguồn gốc là Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (khoản 5 Điều 54 Luật Đất đai 2013) và có thời gian sử dụng ổn định, lâu dài theo quy định tại Điều 125 Luật Đất đai 2013.

Quy định về đất cơ sở tôn giáo

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo Luật 2019 quy định: “Đất cơ sở tín ngưỡng, đất cơ sở tôn giáo được quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Về người sử dụng đất, Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định

 Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm nhiều đối tượng, trong đó có:

+ Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

Về người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất, Điều 7 Luật Đất đai quy định:

+ Người đại diện cho cộng đồng dân cư là trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố hoặc người được cộng đồng dân cư thỏa thuận cử ra đối với việc sử dụng đất đã giao, công nhận cho cộng đồng dân cư.

  + Người đứng đầu cơ sở tôn giáo đối với việc sử dụng đất đã giao cho cơ sở tôn giáo.

Về phân loại đất, Điều 10 Luật Đất đai quy định: Đất cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Về giao đất không thu tiền sử dụng đất, Điều 54 Luật Đất đai quy định:

Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật Đất đai.

Về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, Điều 59 Luật Đất đai quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;

Đất tôn giáo có được bồi thường không
Đất tôn giáo có được bồi thường không

Về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất, Điều 102 Luật Đất đai quy định Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Được Nhà nước cho phép hoạt động.

+ Không có tranh chấp.

+ Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

Điều 28, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo như sau:

+ Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về thời hạn sử dụng đất, Điều 125 về Đất sử dụng ổn định lâu dài quy định Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật Đất đai thuộc trường hợp sử dụng lâu dài

Về nhận quyền sử dụng đất, Điều 169 Luật Đất đai quy định người nhận quyền sử dụng đất được quy định gồm nhiều đối tượng, trong đó có:

+ Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất.

+ Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định.

+ Cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành.

Về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất, Điều 181 Luật Đất đai quy định:

 + Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật Đất đai.

  + Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Đất tôn giáo có được bồi thường không

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 78. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo

3. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.

…”

Căn cứ vào điều kiện được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 như sau:

“Điều 75. Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

…”

Như vậy, điều kiện để đất tôn giáo được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là: Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Bồi thường khi thu hồi đất tôn giáo như thế nào?

Theo Khoản 4, Điều 5 quy định: người sử dụng đất gồm có nhiều đối tượng, trong đó có “cơ sở tôn giáo gồm: chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo”.

Vậy vấn đề bồi thường đất nông nghiệp cho cơ sở tôn giáo có thể căn cứ quy định tại Điều 5, Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất do cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng

1. Việc bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo quy định tại Khoản 3 Điều 78 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với đất nông nghiệp sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 có nguồn gốc không phải là đất do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, đất do được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật Đất đai thì được bồi thường về đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 của Luật Đất đai;

b) Đối với đất nông nghiệp sử dụng có nguồn gốc do được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại để tính bồi thường thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này. […]”

Căn cứ quy định của Luật đất đai năm 2013 quy định về cơ quan có thẩm quyền quyết định giá đất như sau:

Điều 114. Bảng giá đất và giá đất cụ thể

1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.

Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.

Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. […]”

Như vậy, nếu như cơ sở tôn giáo có đủ điều kiện được bồi thường đất thì sẽ được bồi thường và theo bảng giá đất của UBND cấp Tỉnh. Trường hợp khi thanh toán tiền bồi thường đất của cơ sở tôn giáo mà không tương ứng với bảng giá đất của UBND cấp Tỉnh thì bên bạn có quyền làm đơn khiếu nại lên UBND cấp huyện để giải quyết.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đất tôn giáo có được bồi thường không“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật Đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nguồn gốc hình thành đất cơ sở tôn giáo là gì?

Ngoài nguồn gốc là được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất thì đất cơ sở tôn giáo còn được hình thành thông qua các hình thức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm:
– Đất cơ sở tôn giáo được nhận chuyển nhượng hoặc nhận tặng cho; 
– Đất cơ sở tôn giáo đang sử dụng do mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; 
– Hoặc đất cơ sở tôn giáo có được do tự tạo lập;
– Hoặc đất cơ sở tôn giáo được hình thành từ nguồn gốc khác;
Đất cơ sở tôn giáo được hình thành từ 5 nguồn gốc khác nhau. Khi thực hiện cấp sổ đỏ cho đất cơ sở tôn giáo thì cần tuân thủ quy định của pháp luật về quy trình, điều kiện và cách thức được cấp sổ hồng.
Tuy có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau, nhưng khi rà soát, kiểm tra, giải quyết thì các cơ sở tôn giáo sử dụng đất đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích đất được ghi nhận trong sổ hồng có nguồn gốc là đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất (khoản 3 Điều 28 Nghị định 43/0214/NĐ-CP).

Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo khi sử dụng đất là gì?

Căn cứ Điều 181 Luật Đất đai 2013, cơ sở tôn giáo sử dụng đất tôn giáo có những quyền và nghĩa vụ sau:
Về quyền:
+, Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+, Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
+, Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
+, Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
+, Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.
+, Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.
+, Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Về nghĩa vụ:
+, Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+, Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
+, Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
+, Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
+, Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
+, Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
+,Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
– Cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.