Đất lấn chiếm kênh rạch tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?

02/03/2023 | 09:41 111 lượt xem Ngọc Gấm

Chào Luật sư, trên một đoạn đường ven sông Hậu tôi thấy hiện nay có rất nhiều gia đình tự ý xây dựng nhà cửa. Điều này tạo ra nguy cơ rất lớn về sạt lỡ kênh rạch tại nơi đây. Vậy Luật sư cho tôi hỏi hành vi chiếm đất có được từ đất lấn chiếm kênh rạch tại Việt Nam bị xử lý như thế nào? ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay tại Việt Nam đặt biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đất kênh rạch bị lấn chiếm một cách ồ ạc, mất kiểm soát. Thậm chí người dân còn tự ý xây dựng nhà cửa khang trang trên đất kênh rạch. Từ đó dẫn đến những sự việc vô cùng đau lòng như sạch lỡ bờ sông, kênh rạch với quy mô lớn. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì việc đất lấn chiếm kênh rạch tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc đất lấn chiếm kênh rạch tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?. Tuvandatdai mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đất đai 2013;
  • Luật Tài nguyên nước 2012;
  • Nghị định số 36/2020/NĐ-CP

Đất kênh rạch là gì?

Theo quy định tại Điều 163 Luật Đất đai 2013 quy định về đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng như sau:

– Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu đã xác định, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng được quản lý và sử dụng theo quy định sau đây:

  • Nhà nước giao cho tổ chức để quản lý kết hợp sử dụng, khai thác đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản;
  • Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để nuôi trồng thủy sản;
  • Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thu tiền thuê đất hàng năm đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản.

– Việc khai thác, sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích sử dụng chủ yếu đã được xác định; phải tuân theo quy định về kỹ thuật của các ngành, lĩnh vực có liên quan và các quy định về bảo vệ cảnh quan, môi trường; không làm cản trở dòng chảy tự nhiên; không gây cản trở giao thông đường thủy.

Các hành vi không được làm đối với kênh rạch tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 9 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định về các hành vi bị cấm đối với tài nguyên nước như sau:

– Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch.

– Khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.

Đất lấn chiếm kênh rạch tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?
Đất lấn chiếm kênh rạch tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?

Đất lấn chiếm kênh rạch tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông như sau:

– Đối với hành vi trước khi thải ra đất, nguồn nước đối với cơ sở đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước nhưng không có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải, chất thải thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

– Đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa thì phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

– Những hành vi sau nếu không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng , trừ những hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi:

  • Hành vi xây dựng kho bãi, xây dựng bến, cảng, xây dựng cầu, đường giao thông hoặc xây dựng các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
  • Hành vi san, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch hoặc hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, những công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê hoặc những công trình phòng, chống thiên tai;
  • Hành vi khoan, đào phục vụ các hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, phục vụ cho việc thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
  • Hành vi khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng.

– Đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, các cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, hoặc xây mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, xây mới cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

– Ngoài ra, còn có các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật như sau:

  • Bắt buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước;
  • Bắt buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Hành vi lấn chiếm kênh rạch có bị xử phạt hình sự không?

Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai như sau:

– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy thông qua quy định trên hành vi lấn chiếm kênh rạch sẽ vẫn có nguy cơ bị xử phạt hình sự.

Lấn chiếm đất kệnh rạch có được bồi thường đất hay không?

Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

– Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Như vậy đất lấn chiếm kênh rạch không có sổ đỏ sẽ không được bồi thường.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Đất lấn chiếm kênh rạch tại Việt Nam bị xử lý như thế nào?. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tách sổ đỏ bao nhiêu tiền. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về bảo vệ sự lưu thông dòng chảy kênh rạch tại Việt Nam?

Việc khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch; đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng bè trên sông không được cản trở dòng chảy và phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Kệnh rạch có cần phải lập hành lang an toàn?

Nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ bao gồm:
– Hồ chứa thủy điện, thủy lợi và các hồ chứa nước khác;
– Hồ tự nhiên, nhân tạo ở các đô thị, khu dân cư tập trung; hồ, ao lớn có chức năng điều hòa ở các khu vực khác; đầm, phá tự nhiên;
– Sông, suối, kênh, rạch là nguồn cấp nước, trục tiêu nước hoặc có tầm quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường;
– …

Khai thác kênh rạch cho mục đích đường thuỷ như thế nào là hợp lý?

– Nhà nước khuyến khích khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy.
– Hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
– Việc xây dựng công trình, tuyến giao thông thủy phải phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
– Việc xây dựng và quản lý các công trình khác liên quan đến nguồn nước phải bảo đảm an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện giao thông thủy và không được gây ô nhiễm nguồn nước.