Công chứng sổ đỏ ở đâu?

10/05/2023 | 15:58 420 lượt xem Thủy Thanh

Hiện nay nhu cầu sử dụng các loại giấy tờ tùy thân hoặc các loại giấy tờ có giá trị khác của người dân là rất lớn khi thực hiện các giao dịch hay các thủ tục hành chính khác. Tuy nhiên những loại giấy tờ này chỉ được cấp một bản chính vậy nên khi người dân muốn sử dụng những loại giấy tờ này thường sẽ dùng bản sao đã được công chứng hay chứng thực. Bản sao của các loại giấy tờ đã được công chứng hay chứng thực thì đều có giá trị pháp lý và có vai trò sử dụng tương đương như giấy tờ gốc vậy nên Công chứng hay chứng thực là thủ tục hành chính diễn ra rất phổ biến tại các địa phương. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa biết nên “Công chứng sổ đỏ ở đâu”?. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Công chứng và chứng thực là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì:

– Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Còn chứng thực được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:

– Chứng thực bao gồm các trường hợp sau:

+ Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

+ Chứng thực chữ ký là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

+ Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Công chứng sổ đỏ ở đâu?

Theo như quy định ghi tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực các chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, các cơ quan có thẩm quyền công chứng sổ đỏ, cụ thể: 

Phòng Tư pháp 

Công chứng sổ đỏ ở đâu, bạn có thể đến phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó thì trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định trên, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp. Khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thẩm quyền và trách nhiệm của phòng tư pháp như sau: 

  •  Chứng thực bản sao từ bản gốc các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam đã liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  •  Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  • Chứng thực chữ ký của người phiên dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến các  tài sản là động sản;
  • Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Công chứng sổ đỏ ở đâu

Ủy ban nhân dân 

Để công chứng, chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chúng ta cũng có thể đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã). Theo quy định thì chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Khoản 2, Điều 5 quy định thẩm quyền và trách nhiệm, cụ thể: 

  • Công chứng bản sao từ những bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  • Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc công chứng chữ ký người dịch;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch liên hệ đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
  • Công chứng di chúc;
  • Công chứng các văn bản từ chối nhận di sản;
  • Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia tài sản, văn bản khai nhận tài sản mà các tài sản  là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.

Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự

Tại quy định của Khoản 3 Điều 5  Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực. Các viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện, cụ thể: 

  • Công chứng bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở Việt Nam liên hệ với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  • Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  • Công chứng chữ ký của người biên phiên dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

Công chứng viên 

Công chứng sổ đỏ ở đâu, theo Khoản 4 Điều 5 Công chứng viên ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng, có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định:

  • Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  • Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;

Lệ phí công chứng sổ đỏ

Chứng thực tại UBND cấp xã, phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện, Phòng/Văn phòng công chứng:

Phí chứng thực bản sao từ bản chính được nêu tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC là 2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở đi thì thu 1.000 đồng/trang và mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.

Mức phí chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận tại UBND cấp xã và Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện được quy định như sau:

Nội dung thuMức thu
Phí chứng thực bản sao từ bản chính2.000 đồng/trang. Từ trang thứ ba trở lên thu 1.000 đồng/trang, nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản. Trang là căn cứ để thu phí được tính theo trang của bản chính
Phí chứng thực chữ ký10.000 đồng/trường hợp. Trường hợp được hiểu là một hoặc nhiều chữ ký trong cùng một giấy tờ, văn bản
Chứng thực hợp đồng, giao dịch50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
Chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch
Sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch

Chứng thực giấy tờ tại cơ quan ngoại giao: Theo Phụ lục 02 ban hành kèm Thông tư số 264/2016/TT-BTC, phí chứng thực bản sao từ bản chính là 10 USD/bản.

Các trường hợp không được công chứng và chứng thực

Những trường hợp không được công chứng

Công chứng là thủ tục được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có nhu cầu; tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào tổ chức; cá nhân yêu cầu thì công chứng viên cũng được phép công chứng. Dưới đây là những trường hợp không được công chứng:

Những trường hợp không được công chứng đối với công chứng viên

– Nghiên cấm công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản; lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi (Điểm c Khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014).

– Không được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở; trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản. (Căn cứ Điều 42 Luật Công chứng 2014)

– Công chứng viên không được ký văn bản công chứng kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc; hợp đồng lao động tại tổ chức hành nghề công chứng (Khoản 3 Điều 35 Luật Công chứng 2014).

Những trường hợp không được chứng thực

Một số giấy tờ có vi phạm một trong các nội dung sau sẽ không được chứng thực, cụ thể: 

  • Văn bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
  • Văn bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
  • Văn bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
  • Văn bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
  • Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Công chứng sổ đỏ ở đâu“.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực như thế nào?

Khi công chứng, chứng thực từ bản chính ra bản sao chỉ được sử dụng các giấy tờ, văn bản sau: 
– Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
– Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng như thế nào?

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Công chứng giấy tờ ở UBND xã có được xuất hóa đơn không?

Tại Điều 6 Thông tư 257/2016/TT-BTC về quản lý phí, lệ phí quy định phòng công chứng do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên quy định được trích 50% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung theo quy định và nộp 50% số tiền phí thu được còn lại vào ngân sách nhà nước.
Tại khoản 2 Điều này cũng nói rõ:
2. Đối với Văn phòng công chứng: Tiền phí thu được là doanh thu của Văn phòng công chứng. Văn phòng công chứng được giữ lại 100% số tiền phí thu được để trang trải cho việc thu phí và phải khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Văn phòng công chứng thực hiện lập và giao hóa đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn.
Như vậy, nếu thực hiện công chứng giấy tờ/bản sao tại phòng công chứng thuộc UBND xã thì không xuất hóa đơn hì UBND mà chỉ được cấp biên lai thu phí. Nếu cá nhân cần hóa đơn khi công chứng thì có thể đến công chứng tại các đơn vị công chứng tư nhân.