Có nên xây nhà trên đất bố mẹ chồng không?

05/10/2022 | 10:38 131 lượt xem Thanh Thùy

Chào Luật sư, hiện tôi vừa mới kết hôn. Tôi và chồng muốn xây nhà để sống riêng chứ không sống cùng với gia đình chồng. Mẹ chồng tôi có mảnh đất cách nhà không xa. Mẹ khuyên vợ chồng tôi xây dựng đất trên đó để được gần mẹ chồng tôi. Có nên xây nhà trên đất bố mẹ chồng không? Xây nhà trên đất bố mẹ chồng có cần làm giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không? Thủ tục xin giấy phép khi xây nhà hiện nay được quy định thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Luật sư tư vấn Luật đất đai xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Xác định tài sản chung của vợ chồng

Tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Luật hôn nhân gia đình điều 61 quy định như sau:

“Điều 61Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

Có nên xây nhà trên đất bố mẹ chồng không?
Có nên xây nhà trên đất bố mẹ chồng không?

Có nên xây nhà trên đất bố mẹ chồng không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Trong trường hợp của bạn việc tặng cho đất của ông bà chỉ được nói bằng miệng, đất cũng chưa được tách thửa và sang tên sổ đỏ nên về mặt pháp lý mảnh đất này vẫn thuộc quyền sở hữu của ông bà.

Điều 459 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hiện nay bao gồm những gì?

Căn cứ Khoản 1 điều 95 Luật xây dựng 2014 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:

“a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

b) Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

c) Bản vẽ thiết kế xây dựng;

d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối vớicông trình liền kề.”

Theo đó, hồ sơ bao gồm:

– Một, đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Hai, bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

– Ba, bản vẽ thiết kế xây dựng;

– Bốn, đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).

Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hiện nay thế nào?

Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin giấy phép xây dựng.

Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.

Bước 3: Sau đó, người sử dụng đất tới nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).

Công trình được miễn giấy phép xây dựng gồm những gì?

a) Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;

b) Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

c) Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;

d) Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

đ) Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;

e) Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

g) Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;

h) Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;

i) Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

k) Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

l) Chủ đầu tư xây dựng công trình được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại các điểm b, d, đ và i khoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ.

Có nên xây nhà trên đất bố mẹ chồng không?
Có nên xây nhà trên đất bố mẹ chồng không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề Có nên xây nhà trên đất bố mẹ chồng không?” Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, Mức bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai,tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, tra cứu quy hoạch thửa đất, chia nhà đất sau ly hôn, mẫu hợp đồng dịch vụ làm sổ đỏ…, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Những lưu ý về thủ tục giấy tờ xin cấp phép xây nhà thế nào?

Những thủ tục, giấy tờ dưới đây chỉ được áp dụng khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ như nhà ở của hộ gia đình, nhà ở cá nhân,…
Nhà ở riêng lẻ là nhà được xây dựng trên thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người sở hữu như cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập.
Trước khi nhà ở được khởi công xây dựng, người chủ của ngôi nhà phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, chỉ trừ trường hợp nhà ở được miễn giấy phép xây nhà thì mới không cần.

Hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm những gì?

Đơn đề nghị cấp phép xây dựng
Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai
Bản vẻ xin phép xây dựng
Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết đảm bảo an toán đối với công trình liền kề

Điều kiện chung khi cấp giấy phép xây dựng nhà ở là gì?

Xây dựng nhà ở phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Bảo đảm an toàn cho quá trình xây dựng nhà ở và những ngôi nhà xung quanh.
Yêu cầu phải bảo vệ môi trường, phòng, chống xảy ra cháy, nổ.
Bảo đảm an toàn về kỹ thuật hạ tầng.
Đảm bảo khoảng cách đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại là an toàn.
Quan trọng là xây nhà cách xa những chỗ có liên quan đến quốc phòng, an ninh.