Hàng rào được xây dựng để tạo nên sự thẩm mỹ trong quá trình phát triển đô thị. Một trong những điểm quan trọng cần chú ý là việc xây dựng hàng rào ngoài chỉ giới xây dựng. Liệu việc này có được pháp luật cho phép hay không? Hãy cùng nhau tìm hiểu tại bài viết Có được xây hàng rào ngoài chỉ giới xây dựng hay không? sau đây để tránh những vi phạm và xây dựng môi trường sống ngày càng hoàn thiện.
Căn cứ pháp lý
Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020
Chỉ giới xây dựng là gì?
Chỉ giới xây dựng là một khái niệm quan trọng trong quy hoạch đô thị, đó là đường ranh giới chính xác được xác định cả trên bản đồ quy hoạch và thực địa. Mục đích chính của chỉ giới xây dựng là phân chia ranh giới giữa phần đất dành cho việc xây dựng các công trình và phần đất công cộng do Nhà nước quản lý, còn được gọi là “đất lưu không”.
Chỉ giới xây dựng được quy định rõ tại Luật Xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD (có hiệu lực từ ngày 05/7/2021), cụ thể khoản 6 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 và Thông tư 01/2021/TT-BXD quy định thống nhất như sau:
“Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.”.
Trước ngày 05/7/2021, Thông tư 22/2019/TT-BXD quy định chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất lưu không.
Mặc dù Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD có quy định khác về mặt câu từ nhưng bản chất vẫn có sự thống nhất với Luật Xây dựng 2014.
Tóm lại, chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình chính trên thửa đất.
Có được xây hàng rào ngoài chỉ giới xây dựng hay không?
Xây dựng hàng rào là quá trình xây dựng một kết cấu chắn hoặc tường nhằm định rõ ranh giới của một khu vực hoặc tài sản. Hàng rào có thể được xây dựng với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm bảo vệ, an ninh, tạo ra không gian riêng tư, hoặc đơn giản chỉ để trang trí. Các loại hàng rào có thể đa dạng từ các loại vật liệu như gỗ, kim loại, hàng rào xanh, đến các kiểu dáng và chiều cao khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ý thức thiết kế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 176 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về mốc giới ngăn cách các bất động sản thì các quy định về hàng rào như sau:
“Chủ sở hữu bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.
Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó
Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.”
Như vậy, chủ sở hữu bất động sản được xây dựng tường rào trên ranh giới để làm mốc ngăn giữa các bất động sản liền kề khi được sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Trường hợp xây tường rào mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu bất động sản liền kề vì lý do chính đáng thì phải dỡ bỏ tường rào.
Xây dựng hàng rào ngoài chỉ giới xây dựng có bị phạt hay không?
Hàng rào thường được xây dựng xung quanh nhà ở, khu công nghiệp, công trình công cộng, hoặc các khu vực nông thôn để phân chia không gian và định rõ ranh giới giữa các khu vực khác nhau. Trong một số trường hợp, việc xây dựng hàng rào còn phục vụ mục đích bảo vệ an ninh và ngăn chặn sự xâm phạm từ bên ngoài.
Theo quy định về xây dựng tường rào, hành vi xây dựng hàng rào không hợp pháp sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau:
Với hành vi tổ chức thi công xây dựng tường rào không có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013.
Căn cứ theo quy định tại Điều 67, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013, thì Chủ tịch UBND phường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức tối đa là 10.00.000 đồng và có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP.
UBND phường có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế tháo dỡ tường rào theo đúng quy định pháp luật.
Do vậy, khi xây dựng hàng rào tại các khu vực đô thị bạn phải đặc biệt lưu ý những quy định chặt chẽ mà nhà nước đã đưa ra về giấy phép xây dựng tường rào để tránh những sai phạm không đáng có. Khi đó, bạn không những phải nộp phạt mà còn phải tháo dỡ công trình đã xây dựng.
Thông tin liên hệ:
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Có được xây hàng rào ngoài chỉ giới xây dựng hay không?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về lệ phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng
Mời bạn xem thêm:
- Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS có bắt buộc phải có bất động sản không?
- Thời hạn chi trả tiền bồi thường cho người có đất thu hồi quy định bao lâu?
- Mẫu Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Đối với công trình trước khi khởi công phải có giấy phép xây dựng (nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đô thị và một số trường hợp tại khu vực nông thôn phải có giấy phép); thì xem chỉ giới xây dựng trong giấy phép xây dựng được cấp. Nói cách khác; không cần phải hỏi thông tin từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo Điều 90 Luật Xây dựng 2014; nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng gồm:
Tên công trình thuộc dự án;
Tên và địa chỉ của chủ đầu tư;
Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng,.
Đối với công trình được miễn giấy phép xây dựng; thì chủ yếu thuộc khu vực nông thôn; và trên thực tế đa số khu vực này không cần quan tâm tới chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ.
Tuy nhiên, trường hợp chủ đầu tư, hộ gia đình, cá nhân muốn xem thông tin về chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ để bảo đảm an toàn pháp lý trước khi xây dựng thì có một số cách sau:
Hỏi thông tin tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có công trình dự kiến được xây dựng.
Hỏi trực tiếp công chức địa chính – xây dựng để có thông tin.
Xin thông tin tại cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng (hộ gia đình, cá nhân hỏi Phòng Xây dựng thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Tìm hiểu thông tin trên cổng thông tin điện tử của các cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương hoặc các văn bản công bố chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các địa phương.