Chủ đầu tư có được tự thi công không?

10/10/2023 | 15:19 217 lượt xem Thủy Thanh

Câu hỏi: Chào luật sư, công ty tôi là một công ty chuyên sản xuất sản phẩm may mặc đang hoạt động tại thành phố Hải Dương, vừa qua thì công ty có quyết định xây thêm xưởng và sau khi xem xét thì chúng tôi nhận thấy là có thể tự thực hiện công trình mà không cần thuê đơn vị thi công. Luật sư cho tôi hỏi là “Chủ đầu tư có được tự thi công không” ạ?. Mong luật sư giải đáp.

Thông thường khi nhắc đến xây dựng công trình thì chúng ta thường hay nhớ đến những đơn vị thi công vậy nên có khá nhiều người không biết rằng chính chủ đầu tư cũng có thể tự mình thi công xây dựng được. Sau đây mới bạn hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Quy định về chủ đầu tư

Để một công trình hay nhà ở được xây dựng thì không thể thiếu được thành phần chủ đầu tư, đây là đối tượng có vai trò rất quan trọng và có mặt xuyên suốt trong quá trình thực hiện xây dựng công trình, ngoài ra hộ còn gắn quyền và nghĩa vụ của mình đối với công trình xây dựng đó.

Khoản 9 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

“9. Chủ đầu tư xây dựng (sau đây gọi là chủ đầu tư) là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.”.

Theo đó, chủ đầu tư xây dựng gồm:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn đầu tư xây dựng công trình.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

Căn cứ Điều 7 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) quy định chủ đầu tư như sau:

– Chủ đầu tư được xác định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng hoặc khi phê duyệt dự án hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

– Căn cứ nguồn vốn sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng, việc xác định chủ đầu tư được quy định như sau:

+ Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, việc xác định chủ đầu tư được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và pháp luật về đầu tư công;

+ Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công), chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng;

+ Đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (sau đây gọi là dự án PPP), chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án PPP được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

+ Đối với dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư hợp pháp của tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn khác) mà pháp luật về đầu tư có quy định phải lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án, chủ đầu tư là nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Trường hợp có nhiều nhà đầu tư tham gia thì các nhà đầu tư có thể thành lập tổ chức hoặc ủy quyền cho một nhà đầu tư làm chủ đầu tư.

Trường hợp pháp luật có liên quan quy định về việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư thì việc lựa chọn và công nhận chủ đầu tư phải đáp ứng các điều kiện và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;

+ Đối với dự án không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này, chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân bỏ vốn để đầu tư xây dựng.

– Căn cứ điều kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư giao Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực làm chủ đầu tư. Trường hợp không có Ban quản lý dự án hoặc có Ban quản lý dự án nhưng không đủ điều kiện thực hiện thì người quyết định đầu tư giao cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư.

– Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật, người quyết định đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”.

Như vậy, theo như quy định pháp luật, ai cũng có thể làm chủ đầu tư, chỉ cần thỏa các điều kiện về vốn, dự án đầu tư hợp pháp. Được sự kiểm tra và phê duyệt từ phía cơ quan nhà nước.

Chủ đầu tư có được tự thi công không

Chủ đầu tư có được tự thi công không?

Chúng ta thường hay hiểu chủ đầu tư là nhóm đối tượng đầu tư vốn và các loại chi phí để xây dựng một công trình nào đó, thông thương nhóm chủ đầu tư này sẽ giao cho công ty xây dựng nào đó để thay mình thi công xây dựng. Vậy thì chủ đầu tư có được thi công không?. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Căn cứ khoản 1 Điều 112 Luật Xây dựng 2014 quy định về quyền của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình như sau:

“Điều 112. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc thi công xây dựng công trình

1. Chủ đầu tư có các quyền sau:

a) Tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng;

b) Đàm phán, ký kết hợp đồng thi công xây dựng; giám sát và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; xem xét, chấp thuận biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường do nhà thầu trình (được sửa đổi bởi Khoản 41 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020);

c) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và của hợp đồng xây dựng;

d) Dừng thi công xây dựng công trình, yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả khi vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và bảo vệ môi trường;

đ) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp để thực hiện các công việc trong quá trình thi công xây dựng công trình;

e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, chủ đầu tư tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp.

Những hành vi bị cấm trong đầu tư xây dựng

Trong quá trình các chủ đầu tiến hành bỏ vốn ra để thực hiện tư xây dựng mới, sửa chữa hay cải tạo công trình xây dựng thì sẽ phải tuân thủ theo các quy định mà Luật Xây dựng cũng như các văn bản pháp luật khác đã quy định. Ngoài việc tuân thủ quy định thì cũng không được thực hiện các hành vi bị cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Tại Điều 12 Luật Xây dựng 2014 quy định những hành vi bị cấm trong đầu tư xây dựng như sau:

– Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật này.

– Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật này.

– Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

– Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

– Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước trái với quy định của Luật này.

– Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

– Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

– Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.

– Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.

– Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

– Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

– Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.

– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

– Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chủ đầu tư có được tự thi công không” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu đến dịch vụ chuyển đất ao sang đất sổ đỏ …. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng công trình có vi phạm cạnh tranh trong đấu thầu không?

Như trên đề cập, chủ đầu tư tự thực hiện thi công xây dựng công trình khi có đủ năng lực hoạt động thi công xây dựng công trình phù hợp hoặc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng.
Và theo Điều 6 Luật Đấu thầu 2013 quy định về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu như sau:
“Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển.
2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Chủ đầu tư, bên mời thầu;
b) Các nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
c) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó.
4. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn đấu thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu (được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020);.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, đơn vị thi công và chủ đầu tư không phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính, do đó, chủ đầu tư đồng thời là đơn vị thi công thực hiện thi công xây dựng công trình không vi phạm cạnh tranh trong đấu thầu.

Chủ đầu tư có quyền gì khi khảo sát công trình xây dựng?

Tại khoản 1 Điều 76 Luật Xây dựng 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư khi khảo sát xây dựng như sau:
– Chủ đầu tư có các quyền sau:
+ Thực hiện khảo sát xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực;
+ Đàm phán, ký kết hợp đồng khảo sát xây dựng; giám sát, yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng ký kết;
+ Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát do tư vấn thiết kế hoặc do nhà thầu khảo sát lập và giao nhiệm vụ khảo sát cho nhà thầu khảo sát xây dựng;
+ Điều chỉnh nhiệm vụ khảo sát xây dựng theo yêu cầu hợp lý của tư vấn thiết kế xây dựng;
+ Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các quyền của chủ đầu tư khi khảo sát xây dựng.