Hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng gồm những gì?

24/05/2023 | 14:23 72 lượt xem Vân Anh

An toàn lao động trong thi công xây dựng là giải pháp phòng, chống ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không để xảy ra thiệt hại về sức khỏe, thương tích hoặc tử vong cho con người trong quá trình thi công xây dựng, không để xảy ra các sự cố mất an toàn. Đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa các tình huống nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia thi công, tài sản và thiết bị thi công. Vậy Hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng bao gồm những giấy tờ gì? Cùng Tư vấn Luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình

Với bất kỳ doanh nghiệp, công ty nào hoạt động trong lĩnh vực thi công, xây dựng thì chắc chắn phải có hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng. Hồ sơ này sẽ là cơ sở và là giải pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm khi thực hiện thi công công trình. Nhằm đảm bảo sự an toàn chất lượng công trình và cả người lao động thi công công trình

Căn cứ Khoản 43 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình như sau:

– Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

– Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn, có sự cố gây mất an toàn công trình; phối hợp với các nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người.

– Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; tổ chức lập, trình chủ đầu tư chấp thuận biện pháp bảo đảm an toàn cho con người, công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình; rà soát biện pháp bảo đảm an toàn định kỳ, đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế thi công trên công trường.

– Trường hợp vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo cơ quan chuyên môn về xây dựng biện pháp bảo đảm an toàn đã được chấp thuận để kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng.

– Máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công xây dựng có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng.

Hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng
Hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng

Hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng

Quản lý an toàn lao động trong xây dựng là hoạt động quản trị của các đơn vị tham gia hoạt động đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo quy định của pháp luật và đơn vị thi công phải lập hồ sơ an toàn thi công xây dựng. Hồ sơ an toàn thi công gồm các mục cơ bản sau:

  • Quyết định thành lập ban an toan lao động của cty;
  • Quyết định thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên của từng dự án;
  • Nội quy an toàn lao động;
  • Phiếu giao việc cho cán bộ an toàn;
  • Bản cam kết đã học an toàn xây dựng;
  • Nội quy công trường (Nội quy an toàn công trường xây dựng).
  • Danh sách công nhân;
  • Bản cam kết an toàn thi công xây dựng
  • Nội dung học an toàn;
  • Biên bản huấn luyện ATLĐ;
  • Nhật ký an toàn;
  • Sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn;
  • Sổ kiến nghị;
  • Sổ giao việc;
  • Sổ theo dõi tai nạn lao động;

Trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình

An toàn lao động trong xây dựng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Chủ đầu tư, nhà thầu và công nhân thi công phải chịu trách nhiệm về việc này. Điều 36 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trình tự thực hiện đánh giá an toàn công trình theo các bước như sau:

– Lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn.

– Tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình.

– Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn.

– Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình.

Giám định xây dựng như thế nào?

Trình tự thực hiện giám định xây dựng;

  • a) Cơ quan có thẩm quyền chủ trì tổ chức giám định xây dựng (gọi tắt là cơ quan giám định) thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình về việc tổ chức giám định với các nội dung chính, bao gồm: căn cứ thực hiện, đối tượng, thời gian, nội dung giám định;
  • b) Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, tài liệu và các số liệu kỹ thuật có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan giám định;
  • c) Cơ quan giám định tổ chức thực hiện giám định xây dựng trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và kết quả kiểm định đã thực hiện (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định chỉ định tổ chức kiểm định xây dựng phù hợp thực hiện kiểm định để phục vụ công tác giám định;
  • d) Cơ quan giám định thông báo kết luận giám định theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này cho các bên có liên quan. Trường hợp cần thiết, cơ quan giám định tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về nội dung kết luận giám định.

Thông báo kết luận giám định bao gồm các nội dung chính sau:

  • a) Căn cứ thực hiện giám định;
  • b) Thông tin chung về đối tượng giám định;
  • c) Nội dung giám định;
  • d) Trình tự tổ chức thực hiện giám định;
  • đ) Kết quả giám định;
  • e) Phân định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).

Thông tin liên hệ:

Luật đất đai vừa cung cấp thông tin về “Hồ sơ an toàn trong thi công xây dựng” qua bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Không có sổ nhật ký an toàn lao động bị phạt bao nhiêu?

Không có sổ nhật ký an toàn lao động hoặc sổ nhật ký không ghi chép đầy đủ quy định sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Không bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nhà thầu thi công là đơn vị trực tiếp thực hiện xây dựng trên công trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho con người cũng như công trình xây dựng, tài sản, thiết bị, phương tiện trong quá trình thi công xây dựng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường. Về trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ đầu tư phải tổ chức giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng quản lý an toàn – tổ chức kiểm tra, giám sát các công tác đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng trên công trường.
Nếu hành vi của pháp nhân, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước về an toàn lao động gây hậu quả làm chết người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về an toàn lao động” quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.