Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho công ty như thế nào?

13/06/2023 | 16:08 96 lượt xem Gia Vượng

Pháp luật hiện hành quy định để cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, đảm nhận vị trí như làm giám đốc quản lý dự án, chủ trì việc lập thiết kế xây dựng thì điều kiện sẽ cần phải đáp ứng là cần có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng. Vậy chi tiết pháp luật quy định những đối tượng nào sẽ được cấp chứng chỉ xây dựng và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho công ty như thế nào? Để nắm được quy định về những nội dung này, bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết sau của Tư vấn luật đất đai.

Căn cứ pháp lý

Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được cấp cho ai?

Theo Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:

– Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) được cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài hoạt động xây dựng hợp pháp tại Việt Nam để đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập quy định tại khoản 3 Điều 148 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 53 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020.

Các lĩnh vực, phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định này. Các hoạt động tư vấn liên quan đến kiến trúc, phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của pháp luật về kiến trúc và phòng cháy chữa cháy.

– Cá nhân người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã có giấy phép năng lực hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, nếu hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam dưới 06 tháng hoặc ở nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ tư vấn xây dựng tại Việt Nam thì giấy phép năng lực hành nghề phải được hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận hành nghề. Trường hợp cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam từ 06 tháng trở lên, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điều 64 Nghị định này.

– Cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Nghị định này khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:

+ Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình;

+ Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình;

+ Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.

– Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

– Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực 05 năm khi cấp lần đầu hoặc cấp Điều chỉnh hạng chứng chỉ, gia hạn chứng chỉ. Riêng đối với chứng chỉ hành nghề của cá nhân nước ngoài, hiệu lực được xác định theo thời hạn được ghi trong giấy phép lao động hoặc thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không quá 05 năm.

Trường hợp cấp điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ hoặc cấp lại do chứng chỉ cũ còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc ghi sai thông tin thì ghi thời hạn theo chứng chỉ được cấp trước đó.

– Chứng chỉ hành nghề có quy cách và nội dung chủ yếu theo Mẫu số 06 Phụ lục IV Nghị định này.

– Chứng chỉ hành nghề được quản lý thông qua số chứng chỉ hành nghề, bao gồm 02 nhóm ký hiệu, được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-), quy định như sau:

+ Nhóm thứ nhất: Có 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định cụ thể tại Phụ lục VIII Nghị định này;

+ Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ hành nghề.

– Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề; quản lý cấp mã số chứng chỉ hành nghề; công khai danh sách cá nhân được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử.

Trường hợp nào được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng?

Tại khoản 1 Điều 63 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

“1. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cấp chứng chỉ hành nghề lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ hành nghề;

b) Gia hạn chứng chỉ hành nghề;

c) Điều chỉnh, bổ sung nội dung chứng chỉ;

d) Cấp lại chứng chỉ hành nghề do chứng chỉ hành nghề cũ còn thời hạn nhưng bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị ghi sai thông tin;

đ) Chuyển đổi chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị định này.”

Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho công ty như thế nào?

Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho công ty như thế nào?

Cũng như cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng đều phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP, thì tổ chức hay công ty khi tham gia hoạt động xây dựng cũng phải có chứng chỉ hành nghề xây dựng cho công ty hay còn gọi cách khác là Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực xây dựng của tổ chức, doanh nghiệp xây dựng gồm có:

  • Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng theo mẫu
  • Tệp tin chứa ảnh chụp từ bản chính đăng ký kinh doanh
  • Tệp tin chứa ảnh chụp từ bản chính các văn bằng chứng chỉ, văn bằng, hợp đồng an toàn lao động của các nhân viên trong công ty có liên quan đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề năng lực, Hợp đồng và biên bản nghiệm thu hoàn thành
  • Tệp tin chứa ảnh chụp từ bản chính bản kê khai năng lực tài chính trong thời hạn 3 năm tính đến thời điểm cấp chứng chỉ năng lực, máy móc thiết bị, phần mềm máy tính có liên quan đến cấp chứng chỉ của tổ chức.

Trình tự thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề năng lực xây dựng của tổ chức, doanh nghiệp xây dựng

Hồ sơ: 01 bộ hồ sơ theo quy định

Trong thời gian 10 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra sự đầy đủ và tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực thông báo một lần bằng văn bản tới tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực về yêu cầu bổ sung hồ sơ hoặc tổ chức phúc tra để xác minh hồ sơ nếu cần thiết.

Thời gian đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực không quá 15 ngày đối với chứng chỉ năng lực hạng I; 10 ngày đối với Chứng chỉ năng lực hạng II và III kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Chứng chỉ hành nghề năng lực tổ chức xây dựng khi tham gia hoạt động xây dựng bao gồm các lĩnh vực sau:

  • Khảo sát xây dựng bao gồm: Khảo sát địa hình, khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình
  • Lập quy hoạch xây dựng
  • Thiết kế thẩm tra thiết kế bao gồm:
  • Thiết kế kiến trúc công trình
  • Thiết kế kết cấu công trình
  • Thiết kế điện – cơ điện công trình
  • Thiết kế cấp thoát nước công trình
  • Thiết kế điều hòa không khí thông gió – cấp nhiệt
  • Thiết kế mạng thông tin liên lạc trong công trình
  • Lập thẩm tra dự án đầu tư xây dựng
  • Quản lý dự án đầu tư xây dựng
  • Thi công xây dựng công trình
  • Giám sát thi công xây dựng:
  • Giám sát công tác xây dựng công trình
  • Giám sát lắp đặt thiết bị công trình
  • Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ
  • Kiểm định xây dựng
  • Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng

Thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực xây dựng:

  • Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1 do Cục hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng cấp.
  • Chứng chỉ hành nghề năng lực hạng II, III do Sở Xây Dựng cấp

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho công ty như thế nào?” đã được Tư vấn luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo giấy thỏa thuận mua bán nhà đất và đặt cọc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng sẽ có bất lợi gì?

Cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập; không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?

Căn cứ Điều 66 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; có giấy tờ về cư trú hoặc giấy phép lao động tại Việt Nam đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
– Có trình độ chuyên môn được đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề như sau:
+ Hạng I; Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 07 năm trở lên;
+ Hạng II: Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 04 năm trở lên;
+ Hạng III: Có trình độ chuyên môn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 02 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ đại học; từ 03 năm trở lên đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp.
– Đạt yêu cầu sát hạch đối với lĩnh vực đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.

Trường hợp nào hoạt động xây dựng không yêu cầu chứng chỉ hành nghề?

Căn cứ khoản 3 Điều 62 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cá nhân không yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề khi thực hiện các hoạt động xây dựng sau:
Thiết kế, giám sát hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông trong công trình.
Thiết kế, giám sát công tác hoàn thiện công trình xây dựng như trát, ốp lát, sơn, lắp đặt cửa, nội thất và các công việc tương tự khác không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình.
Các hoạt động xây dựng đối với công trình cấp IV; công viên cây xanh; đường cáp truyền dẫn tín hiệu viễn thông.
Ngoài ra, cá nhân không có chứng chỉ hành nghề được tham gia các hoạt động xây dựng thuộc lĩnh vực phù hợp với chuyên ngành được đào tạo, phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động và không được hành nghề độc lập, không được đảm nhận chức danh theo quy định phải có chứng chỉ hành nghề.