Do thiếu hiểu biết về pháp luật nên nhiều người đã xây dựng nhà ở không phép, trái phép. Khi đã biết mình xây dựng không phép, sai phép thì nhiều người trở nên hoang mang, lo lắng không biết có bị phá dỡ không. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp xây dựng nhà ở không phép, sai phép đều sẽ bị phá dỡ. Có thể hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép khi đủ các điều kiện nhất định. Vậy, cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
Có thể hiểu, hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép chính là việc điều chỉnh giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng hoặc xin cấp giấy phép xây dựng cho nhà xây dựng.
Hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép: thủ tục do tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở mà không có giấy phép xây dựng thực hiện để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hợp thức hóa nhà ở xây dựng sai phép: thủ tục do tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở trái với nội dung giấy phép xây dựng được cấp thực hiện để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh sau khi bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép không phải vi phạm pháp luật. Có thể hợp thức hóa nhà xây dựng nếu có đủ điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Điều kiện hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
Căn cứ vào Điều 16 và Khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập) xây dựng không có giấy phép xây dựng (không phép) hoặc xây dựng không đúng với nội dung giấy phép xây dựng đã cấp (xây dựng sai phép) mà thuộc trường hợp đủ điều kiện cấp phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng thì chuẩn bị hồ sơ theo quy định để hợp thức hóa nhà xây dưng đó.
Các điều kiện để hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép như sau:
Điều kiện hợp thức hóa nhà xây dựng không phép:
- Đang thi công xây dựng.
- Đáp ứng đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng
Điều 93 Luật Xây dựng 2014 quy định điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:
“1. Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
a) Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
c) Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật này;
d) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật này.“
“3. Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.”
Điều kiện hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép:
- Đang thi công xây dựng.
- Thuộc một trong các trường hợp được điều chỉnh giấy phép xây dựng nhà ở.
Điều 98 Luật Xây dựng 2014 quy định về điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau:
“1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.“
Hồ sơ hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép
Hồ sơ hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép
Theo quy tại định Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ như sau:
“1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm:
a) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
b) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình;
c) Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện;
d) Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.“
Ngoài ra, hồ sơ còn gồm có Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính. Sau khi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng nhà ở mà không có giấy phép xây dựng thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải nhanh chóng nộp phạt; sau khi nộp phạt cần lấy biên lai, chứng từ để hoàn thiện hồ sơ hợp thức hóa.
Vậy, Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép như thế nào? Hãy theo dõi phần tiếp theo của bài
Hồ sơ hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép, trái phép
Khoản 2 Luật Xây dựng 2014 quy định:
“2. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng gồm:
a) Đơn đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng;
b) Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp;
c) Bản vẽ thiết kế liên quan đến phần điều chỉnh so với thiết kế đã được cấp giấy phép xây dựng;
d) Báo cáo kết quả thẩm định và văn bản phê duyệt thiết kế điều chỉnh (trừ nhà ở riêng lẻ) của chủ đầu tư, trong đó phải có nội dung về bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.“
Ngoài ra, hồ sơ còn bao gồm Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính.
Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng không phép
Xây nhà không phép sẽ không bị buộc phải phá dỡ nếu thuộc trường hợp được hợp thức hóa và cá nhân/hộ gia đình/tổ chức xuất trình được giấy phép xây dựng theo quy định. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thủ tục hợp thức hóa, người vi phạm cần nộp tiền phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây nhà không phép và tạm dừng thi công công trình đó.
Thủ tục hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép gồm 02 thủ tục riêng biệt: Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng và thủ tục sau khi có giấy phép xây dựng.
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ đầu tư (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) hoặc người được ủy quyền nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Công chức, viên chức tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của của Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu
Bước 4: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục sau khi có giấy phép xây dựng
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải xuất trình giấy phép xây dựng được cấp cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Thời hạn nhanh nhất để có giấy phép xây dựng là 15 ngày nên tổ chức, cá nhân vi phạm chỉ có khoảng hơn 10 ngày để xuất trình giấy phép cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hạn tối đa 05 ngày kể từ ngày tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình xây dựng, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng.
- Tổ chức, cá nhân vi phạm chỉ được xây dựng tiếp nếu biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng.
- Trường hợp hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy phép xây dựng thì trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình (hoặc 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình giấy phép xây dựng được cấp), tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm buộc phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp với giấy phép xây dựng.
Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép, trái phép
Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng trái phép gồm hai thủ tục riêng biệt: Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh; thủ tục sau khi có giấy phép xây dựng điều chỉnh.
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức vi phạm hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Nếu tài liệu còn thiếu hoặc tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo 01 lần bằng văn bản cho người vi phạm bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ này.
Nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho người vi phạm tiếp tục hoàn thiện hồ sơ.
Người vi phạm sẽ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Nếu việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo đến người vi phạm về lý do không cấp giấy phép xây dựng điều chỉnh.
Bước 4: Trả kết quả cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức.
Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thủ tục sau khi có giấy phép xây dựng
- Trong thời hạn 30 ngày kể tính ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức phải xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
- Trong thời hạn tối đa 05 ngày tính từ ngày người có hành vi vi phạm xuất trình giấy phép xây dựng điều chỉnh, người có thẩm quyền xử phạt tổ chức kiểm tra hiện trạng công trình, lập biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng điều chỉnh.
- Nếu biên bản ghi nhận sự phù hợp của hiện trạng công trình với giấy phép xây dựng điều chỉnh thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mới được xây dựng tiếp.
- Còn nếu hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy phép xây dựng điều chỉnh thì trong thời hạn tối đa 15 ngày tính từ ngày lập biên bản kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có hành vi vi phạm buộc phải phá dỡ công trình, phần công trình không phù hợp. Nếu người vi phạm không phá dỡ công trình thì sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.
Thời hạn hợp thức hóa nhà ở xây dựng không phép, trái phép
Thời hạn hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, trái phép được quy định rõ tại khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:
“Điều 81. Trình tự thủ tục thực hiện quy định tại khoản 16 Điều 16 Nghị định này
1. Người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình. Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc điều chỉnh thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm định thiết kế xây dựng điều chỉnh theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, tổ chức, cá nhân chỉ có 30 ngày để hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, trái phép. Nếu đáp ứng đủ điều kiện hợp thức hóa nhà ở như trên và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm xuất trình được giấy phép xây dựng, giấy phép xây dựng điều chỉnh thì sẽ được tiếp tục xây dựng, nếu không sẽ bị yêu cầu tự phá dỡ nhà xây dựng vi phạm.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép. Hy vọng giúp ích cho bạn trong cuộc sống.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách hợp thức hóa nhà xây dựng không phép, sai phép”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102 hoặc qua các kênh sau:
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xây dựng nhà ở riêng lẻ có phải xin phép không?
- Xây nhà trên đất vườn bị phạt như thế nào?
- Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư?
Câu hỏi thường gặp
Nhà ở đã xây dựng xong (hành vi vi phạm đã kết thúc) sẽ không được hợp thức hóa, thay vào đó sẽ bị phạt tiền mà buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình vi phạm.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính bao gồm: thanh tra viên xây dựng, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, Chánh thanh tra Sở Xây dựng, Chánh thanh tra Bộ Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, Công chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng, Công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, Người có thẩm quyền xử phạt thuộc Công an nhân dân, Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường
Khi mua đất có nhà xây dựng không phép sẽ chỉ được công nhận quyền sử dụng đất, còn nhà ở thì không được công nhận. Hơn nữa, sẽ không bị phạt hành chính vì không phải là chủ đầu tư xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, căn nhà vẫn có thể sẽ bị tháo dỡ nếu bị phát hiện là không phù hợp với quy hoạch của địa phương. Nếu có vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 02 năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Nếu muốn thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ, sẽ phải dỡ bỏ căn nhà, sang tên xong thì xin cấp lại giấy phép xây dựng rồi mới xây nhà. Hoặc yêu cầu chủ cũ thực hiện thủ tục hợp thức hóa nhà đất trước, sau đó mới thực hiện thủ tục sang tên.