Pháp luật Dân sự năm 2015 quy định di sản gồm có hiện vật, tiền, giấy tờ có giá trị thành tiền hay quyền tài sản thuộc sở hữu của người chết để lại. Di sản này bao gồm phần tài sản của riêng của người chết, phần tài sản trong khối tài sản chung với người khác, đây có thể là phần tài sản được tặng cho chung, thừa kế chung hay cùng nhau mua chung với người khác hoặc là tài sản thuộc sở hữu chung của cả hai. Vấn đề chia thừa kế ra sao từ trước đến nay luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là đối với sinh viên ngành Luật. Dưới đây là chia sẻ của tư vấn luật đất đai về các tình huống chia tài sản thừa kế sinh viên thường gặp, mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Tình huống chia tài sản thừa kế thường gặp 1
Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan nhà nước phân chia tài sản. Người con và mẹ nghĩ rằng họ sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con. Hỏi: nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không, hình như có Điều luật nào đó quy định là người mẹ có quyền nhận không phụ thuộc vào di chúc (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi)
Hỏi thêm: người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?
Đáp án tham khảo:
Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Vì vậy nếu người cha mất thì người vợ vẫn được hưởng theo quy định của người kia, còn người con đã thành niên và không thuộc khoản 2 Điều 644 thì không được hưởng vì người cha trong di chúc không cho người con hưởng.
Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với việc phân chia di sản của người cha để lai.
Tình huống chia tài sản thừa kế thường gặp 2
Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X,Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:
1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X.
2. C chết trước A. D chết sau A (chưa kịp nhận di sản)
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản
Đáp án tham khảo:
Di sản ông A để lại là 900 triệu.
Trường hợp 1. C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.
A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (là 200 triệu). Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).
Trường hợp 2. C chết trước A, D chết sau A. A chết không để lại di chúc.
A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu.
Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo Điều 652 BLDS 2015).
D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. Còn nếu A chết không để lại di chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.
Trường hợp 3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản.
Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo Điều 619 BLDS 2015).
Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A. Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).
Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.
Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo Điều 644 BLDS 2015). Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho bảo cho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc.
Tình huống chia tài sản thừa kế thường gặp 3
Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1 ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi chết Ô A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết đứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?
Đáp án tham khảo:
Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300 triệu.
Di sản của ông A là 300/2 = 150 triệu.
Ông A để lại cho bà B 100 triệu.
Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150 – 100 = 50 triệu.
Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người con; do anh con cả mất nên theo Điều 652 BLDS 2015 thì 02 con của anh cả sẽ được hưởng thừa kế kế vị.
Mỗi người được hưởng là 50/6 = 8,33
Mỗi người con của anh cả là 8,33/2 = 4,165.
Tình huống chia tài sản thừa kế thường gặp 4
Ông thịnh đã ly hôn với vợ và có 2 người con riêng là Hòa và Bình.
Bà Nguyệt (chồng chết) có 2 người con riêng là Xuân và Hạ.
Năm 1993 ông thịnh kết hôn với bà Nguyệt và sinh được 2 người con là Tuyết và Lê.
Để tránh sự bất hòa giữa mẹ kế và con chồng, ông Thịnh cùng bà Nguyệt mua một căn nhà để bà Nguyệt cùng các con là Xuân, Hạ, Tuyết, Lê ở riêng. Trong quá trình chung sống, ông Thịnh thương yêu Xuân và Hạ như con ruột, nuôi dưỡng và cho 2 người ăn học đến lớn.
Hòa kết hôn với Thuận có con là Thảo.
Xuân kết hôn với Thu có con là Đông.
Hòa bị tai nạn chết vào năm 2016. Ông thịnh bệnh chết vào năm 2017. Xuân cũng chết vào năm 2018.
Sau khi ông thịnh qua đời gia đình mâu thuẫn và xảy ra tranh chấp về việc chia di sản của ông thịnh
Qua điều tra được biết: Ông thịnh có tài sản riêng là 220 triệu đồng. và có tài sản chung với bà nguyệt (căn nhà bà nguyệt và các con đang sống) trị giá 140tr đồng.Hòa và Thuận có tài sản chung là 120tr đồng. Xuân và thu có tài sản chung là 100tr.
Hãy phân chia di sản của ông Thịnh.
Đáp án tham khảo:
– Tổng tài sản của Hòa có 120:2=60tr sẽ để lại cho Thịnh = mẹ của Hòa = Thuận = Thảo = 60:4 = 15tr
mà bà mẹ kế là Nguyệt không được thừa kế vì theo Điều 654 BLDS 2015 chưa có quan hệ như mẹ con.
– Thịnh xem con riêng của Nguyệt như con mình, chăm sóc, cho ăn học đây là mối quan hệ giữa con riêng với bố dượng theo Điều 654 BLDS 2015, thì Xuân và Hạ xem như trong hàng thừa kế thứ nhất.
– Ông Thịnh không để lại di chúc.
– Tổng tài sản ông Thịnh là 220 + 140:2 + 15(của Hòa) = 305 triệu
– Vậy những người thừa kế của ông Thịnh gồm 7 người : Nguyệt = Xuân = Hạ = Tuyết = Lê = Hòa (Thảo kế vị) = Bình = 305:7 = 43.57 triệu.
– Tổng tài sản Xuân có 43.57 + 100:2= 93.57tr sẽ để lại cho Nguyệt = Thu = Đông = 93.57:3 = 31.19 triệu.
Tóm lại là:
- Nguyệt = 140:2 + 43.57 + 31.43=145 triệu
- Hạ = 43.57 triệu
- Thu = 100 : 2+ 31.19= 81.19 triệu
- Đông = 31.19 triệu
- Tuyết = 43.57 triệu
- Lê = 43.57 triệu
- Bình = 43.57 triệu
- Thuận = 120 : 2 + 15 = 75 triệu
- Thảo = 15 + 43.57 = 58.57 triệu
- mẹ của Hòa = 15 triệu
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Các tình huống chia tài sản thừa kế sinh viên thường gặp” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà đất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Khi nào thì nhà ở xã hội có thể được bán lại năm 2022?
- Đất chưa có Sổ đỏ, bác ruột vẫn có thể tặng cho cháu hay không?
- Mẫu hợp đồng cho mượn nhà ở năm 2022
Câu hỏi thường gặp:
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời hiệu phân chia tài sản thừa kế như sau:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.“
Căn cứ theo quy định tại Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 thì tồn tại một số trường hợp hạn chế phân chia di sản như sau:
– Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.
– Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.