Các loại bảo hiểm trong xây dựng gồm những loại nào?

05/07/2023 | 16:02 31 lượt xem Hương Giang

Có thể nói, dù bất cứ ngành nghề nào cũng có thể xảy ra rủi ro thiệt hại không lường trước được. Bảo hiểm là một trong những cách thức để các cá nhân, tổ chức hạn chế được phần nào tổn thất trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong quá trình thi công xây dựng. Vậy theo quy định hiện hành, Các loại bảo hiểm trong xây dựng gồm những loại nào? Chi phí mua các loại bảo hiểm trong xây dựng được lấy từ những nguồn nào? Quy định về các đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong xây dựng ra sao? Những câu hỏi này Tư vấn luật đất đai sẽ giúp độc giả làm sáng tỏ ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 20/2022/NĐ-CP

Quy định về các đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong xây dựng

Chúng ta có thể hiểu bảo hiểm công trình xây dựng là một loại bảo hiểm rủi ro đối với các công trình xây dựng dựa trên mục đích khắc phục những tai nạn hay rủi ro xấu cho nhà đầu tư và công trình xây dựng nhằm đảm bảo được bồi thường khi công trình có xảy ra tổn thất vật chất hay bồi thường cho bên thứ 3 khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo hợp đồng đã ký với bên bán bảo hiểm công trình xây dựng.

Căn cứ theo quy định tại điều 4. Đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng Nghị định Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/5/2015 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định cụ thể:

1. Trừ các công trình liên quan đến quốc phòng, an ninh và bí mật nhà nước, chủ đầu tư hoặc nhà thầu trong trường hợp phí bảo hiểm công trình đã được tính vào giá hợp đồng phải mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với các công trình sau:

a) Công trình, hạng mục công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

b) Công trình đầu tư xây dựng có ảnh hưởng lớn đến môi trường thuộc danh mục dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);

c) Công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.

2. Nhà thầu tư vấn phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng đối với công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng của công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

3. Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng, pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm có 05 đối tượng, trên thực tế thì hoạt động đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển theo chiều hướng tăng mạnh về quy mô xây dựng, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào hoạt động xây dựng,… Theo đó dẫn đến nguồn vốn đầu tư cực kỳ lớn. Tuy nhiên đối với khoản đầu tư càng lớn thì  cũng đồng nghĩa các rủi ro của các dự án đầu tư xây dựng cũng tỷ lệ thuận với nó. Theo đó nên việc yêu cầu bắt buộc phải có bảo hiểm cho hoạt động này là hoàn toàn hợp lý.

Các loại bảo hiểm trong xây dựng gồm những loại nào?

Hoạt động đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay đang ngày càng phát triển theo chiều hướng tăng mạnh về quy mô xây dựng, áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào hoạt động xây dựng,… Từ đó dẫn đến nguồn vốn đầu tư cực kỳ lớn. Mà khoản đầu tư lớn thì cũng đồng nghĩa các rủi ro của các dự án đầu tư xây dựng cũng tỷ lệ thuận với nó. Do đó, yêu cầu bắt buộc phải có bảo hiểm cho hoạt động này.

Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng. Vì hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng nên trong quá trình xây dựng cần phải có những chính sách bảo hiểm nhất định. 

Theo quy định tại Điều 9 Luật xây dựng năm 2014 quy định về bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng, cụ thể:

Thứ nhất, bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng.

Thứ hai, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng.

Thứ ba, bảo hiểm đối với vật tư, vật liệu, phương tiện, thiết bị thi công, người lao động.

Thứ tư, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.

Thứ năm, bảo hiểm bảo hành công trình xây dựng.

Như vậy từ quy định trên có thể thấy bảo hiểm trong hoạt động đầu tư xây dựng gồm có 05 loại bảo hiểm là bảo hiểm công trình, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm đối với vật tư, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm bảo hành công trình, những loại bảo hiểm này nhằm mục đích bảo đảm cho những trường hợp cụ thể trong đầu tư xây dựng có thể gặp phải những rủi ro không đáng có. Mỗi loại bảo hiểm sẽ có chế độ hưởng và nghĩa vụ khác nhau.

Chi phí mua các loại bảo hiểm trong xây dựng được lấy từ những nguồn nào?

Trên thưc tế thì dù làm bất kỳ ngành nghề gì thì chúng ta đôi lúc khó có thể tránh khỏi sai sót. Trường hợp nhẹ thì có thể bỏ qua nhưng đối với những trường hợp nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến người và của thì chủ đầu tư, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn đặc biệt có thể kể đến đó là những nghề như xây dựng công trình. Loại bảo hiểm này với mục đích bảo vệ các chủ đầu tư, doanh nghiệp trong những trường hợp không may bị khiếu nại hay bị dính phải những tình huống kiện tụng phức tạp.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 119/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 20/2022/NĐ-CP) quy định về chi phí mua bảo hiểm xây dựng bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng như sau:

Nguyên tắc tham gia bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

  1. Chi phí mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định sau:
    a) Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng;
    b) Đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng: Phí bảo hiểm được tính vào giá thành sản phẩm tư vấn;
    c) Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh…
    Đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng của chủ đầu tư thì phí bảo hiểm được tính vào tổng mức đầu tư xây dựng.

Đối với bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường, của nhà thầu thi công thì phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Không mua bảo hiểm xây dựng khi thực hiện dự án xây dựng có bị xử phạt hành chính?

Các loại bảo hiểm trong xây dựng
Các loại bảo hiểm trong xây dựng

Hiện nay, hoạt động đầu tư xây dựng ở nước ta đang trên đà phát triển bởi nhu cầu xây dựng lớn của nước ta, với quy mô lớn hơn và thiết kế hiện đại và phong phú hơn. Việc mua bảo hiểm cho các công trình xây dựng, cho công việc khảo sát, thiết kế xây dựng và cho người lao động là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản cũng như người lao động trong quá trình thực hiện dự án đầu tư.

Căn cứ Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không mua bảo hiểm công trình như sau:

Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình

  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không kiểm tra dẫn đến nhà thầu thi công thi công không đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt;
    b) Không kiểm tra dẫn đến nhà thầu thi công xây dựng công trình không gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi đến thời hạn theo quy định;
    c) Không kiểm tra để chấp thuận vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng hoặc thiết bị lắp đặt vào công trình;
    d) Để nhà thầu sử dụng vật liệu xây dựng không công bố hợp quy vào công trình đối với những vật liệu xây dựng phải công bố hợp quy theo quy định;
    đ) Không mua bảo hiểm công trình theo quy định;
    e) Không tổ chức thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    n) Buộc mua bảo hiểm công trình với hành vi quy định tại điểm đ khoản 5 Điều này trong trường hợp công trình đang thi công xây dựng;

Bên cạnh đó, tại Điều 32 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường như sau:

Vi phạm quy định về an toàn trong thi công xây dựng công trình

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Vi phạm quy định về phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng;
    b) Không mua bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba theo quy định.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả (đối với công trình đang thi công xây dựng):
    h) Buộc mua bảo hiểm theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này

Như vậy, nếu chủ đầu tư dự án không mua bảo hiểm công trình cho dự án của mình thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc phải mua bảo hiểm xây dựng.

Đối với nhà thầu thi công không mua bảo hiểm cho người lao động thi công thì sẽ bị phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và cũng buộc phải mua bảo hiểm cho người lao động.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Các loại bảo hiểm trong xây dựng” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm xây dựng bắt buộc sẽ do chủ đầu tư dự án hay nhà thầu mua?

Cả chủ đầu tư dự án xây dựng và nhà thầu thi công đều phải mua bảo hiểm xây dựng. Cụ thể như sau:
– Chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp;
– Nhà thầu thi công xây dựng mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba.

Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng là bao lâu?

Thời gian bảo hiểm công trình xây dựng quy định tại nghị định Số: 119/2015/NĐ-CP
Thời gian bảo hiểm trong thời gian xây dựng là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc thời gian xây dựng căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung nếu có) và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
Thời gian bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.
Thời gian bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật. Việc xác định thời gian bảo hiểm cụ thể đối với người lao động căn cứ vào hợp đồng lao động.