Bố mất, mẹ có quyền bán đất không?

29/06/2023 | 15:27 105 lượt xem SEO Tài

Xin chào Luật sư, tôi có một vài thắc mắc về quy định pháp luật, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi. Cụ thể bố tôi đã mất cách đây 6 năm, khi bố tôi mất không để lại di chúc. Bố tôi có một căn hộ chung cư, một thửa đất và căn nhà ở quê mà gia đình đang sinh sống, đất này đứng tên bố mẹ tôi. An chị em tôi hiện đang sinh sống ở nơi khác và muốn đón mẹ ở cùng. Sau nhiều lần thuyết phục thì mẹ tôi mới quyết định bán chung cư như nói trên, tôi muốn hỏi rằng khi Bố mất, mẹ có quyền bán đất không? Mẹ tôi có thể tự mình bán mảnh đất ở quê và căn chung cư hay không? Mong luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi cảm ơn.

Tư vấn luật đất đai cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi, thắc mắc của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp tại nội dung sau, mời bạn theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Bố mất mẹ có quyền bán đất không?

Bố bạn mất, mẹ bạn không có quyền tự quyết định bán toàn bộ đất đai, nhà cửa là tài sản chung của bố mẹ bạn, trừ một vài trường hợp.

Lý do được chúng tôi giải đáp dựa trên quy định pháp luật hiện hành như sau đây:

Căn cứ Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, bất động sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng được định đoạt khi có sự thỏa thuận chung của cả hai.

Việc thỏa thuận này phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, khi bố bạn mất, phần tài sản chung với mẹ bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật (do bố bạn mất không để lại di chúc) theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Những người được định đoạt tài sản chung, hình thành trong thời kỳ hôn nhân của ba mẹ bạn lúc này gồm mẹ bạn và những người thừa kế của ba bạn.

Tạm thời, theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận định những người được nhận thừa kế tài sản của ba bạn theo hàng thừa kế thứ 1 gồm mẹ bạn, các anh chị em của bạn, bạn, ông bà nội của bạn (nếu họ còn sống vào thời điểm ba bạn mất).

Điều này cũng đồng nghĩa rằng, mẹ bạn không được tự mình định đoạt (ví dụ mua bán, tặng cho…) đất đai, căn hộ chung cư, nhà ở là tài sản chung của ba mẹ bạn.

Mặc dù vậy, trong một số trường hợp sau đây, việc định đoạt sẽ do mẹ bạn tự quyết định, gồm:

  • Toàn bộ những người thừa kế của ba bạn (trừ mẹ bạn) đều từ chối nhận di sản hoặc không có quyền nhận di sản;
  • Hoặc toàn bộ những người thừa kế của ba bạn đều tặng cho mẹ bạn phần di sản mà họ được hưởng từ ba bạn tại thời điểm phân chia di sản;
  • Hoặc trong trường hợp nếu đất đai, nhà cửa là tài sản riêng của mẹ bạn (tài sản riêng của vợ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình) thì mẹ bạn có quyền được tự định đoạt mà không ai có quyền ngăn cản.

Theo đó, nếu tài sản là tài sản riêng của mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền bán/chuyển nhượng đất đai mà không ai có quyền ngăn cản.

Trường hợp là tài sản chung của ba mẹ/bố mẹ bạn thì mẹ bạn không được quyền tự định đoạt nếu không có sự đồng ý từ những người đồng thừa kế của ba bạn, trừ trường hợp mẹ bạn được họ tặng cho/hoặc họ từ chối nhận…

Bố mất mẹ có được chuyển nhượng đất cho con?

Giả sử trong trường hợp mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ. Thì khi bố mất một phần thửa đất sẽ được coi là di sản của bố, phần còn lại là tài sản thuộc về mẹ. Điều này được quy định tại  Điều 66 Luật hôn nhân và gia định 2014:

“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế….”

Như vậy, theo quy định trên bố mất không để lại di chúc thì phần di sản của bố sẽ được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế. Cụ thể là theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015

Thủ tục bán nhà là tài sản chung sau khi bố mất năm 2023 như thế nào?

Bên cạnh vấn đề bố mất mẹ có quyền bán đất không, bán nhà không thì chắc hẳn nhiều người sẽ có mong muốn tìm hiểu về thủ tục bán nhà, bán đất như thế nào khi bố mất.

Bố mất, mẹ có quyền bán đất không?

Căn cứ quy định của Luật Nhà ở 2014, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 cùng các văn bản khác có liên quan, chúng tôi hướng dẫn bạn thực hiện thủ tục bán nhà đất khi bố bạn đã mất theo trình tự gồm:

  • Nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;
  • Ký hợp đồng mua bán/chuyển nhượng;
  • Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua bán nhà đất;

Chi tiết công việc mà những người thừa kế, bên mua, bên bán cần thực hiện trong từng bước như sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục nhận di sản thừa kế

  • Đây là bước những đồng thừa kế lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản/khai nhận di sản có công chứng, chứng thực và tiến hành sang tên sổ đỏ từ tên ba mẹ bạn thành tên của mẹ bạn cùng những đồng thừa kế khác;
  • Việc lập văn bản nhận di sản được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

Bước 2: Ký hợp đồng mua bán/chuyển nhượng

  • Người có tên trên giấy chứng nhận/sổ đỏ (hoặc những người được nhận ủy quyền từ người có tên trên sổ đỏ) thực hiện thỏa thuận, lập, ký kết hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng/chứng thực theo quy định;
  • Nếu là tài sản riêng của mẹ bạn thì chỉ mẹ bạn là người ký tên trên hợp đồng mua bán nhà đất;
  • Tương tự, việc ký hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

Bước 3: Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ/đăng ký biến động quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trên đất

  • Sau khi đã ký kết hợp đồng mua bán nhà ở, bên có nghĩa vụ sang tên thực hiện đăng ký biến động/sang tên sổ đỏ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
  • Bên mua, bên bán có nghĩa vụ đóng nộp đầy đủ chi phí với cơ quan Nhà nước trước khi nhận kết quả là sổ đỏ/sổ hồng mang tên của bên mua;

Thông tin liên hệ:

Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bố mất, mẹ có quyền bán đất không?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về phí gia hạn thời gian sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi nào?

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
– Không có di chúc;
– Di chúc không hợp pháp;
– Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với các phần di sản nào?

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
– Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
– Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
– Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu chia thừa kế kể từ ngày bố mẹ mất là bao lâu?

Theo Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.