Cư trú là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Trong một số trường hợp, chúng ta sẽ không có đủ khả năng để sở hữu riêng cho mình một căn nhà, khi đó, chúng ta sẽ có nhu cầu thuê nhà ở. Ví dụ điển hình nhất là bạn đến một địa phương khác để học tập và làm việc. Chính vì thế, hiện nay, hoạt động thuê nhà đang diễn ra rất phổ biến trong đời sống. Việc thuê nhà phải được lập thành hợp đồng. Các bên phải thực hiện các nghĩa vụ và được đảm bảo các quyền lợi theo hợp đồng sau khi các bên cùng ký kết hợp đồng cho thuê nhà. Mặt khác, các bên còn phải lập biên bản bàn giao nhà và các trang thiết bị đi kèm. Tuy nhiên, rất ít người biết đến điều này, đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình trong quá trình thuê nhà cũng như phát sinh các tranh chấp về sau. Vậy biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm có nội dung như thế nào? Soạn thảo biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm ra sao? Kinh nghiệm nhận bàn giao nhà cho thuê và trang thiết bị đi kèm như thế nào? Sau đây mời bạn cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu câu trả lời cụ thể qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự mang lại cho quý bạn đọc những kiến thức cần thiết, hữu ích nhất để có thể giúp đỡ bạn trong cuộc sống hằng ngày.
Căn cứ pháp lý
Bàn giao tài sản là gì?
Bàn giao tài sản là việc xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân với nhau hoặc giữa các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, việc bàn giao tài sản thường không được xác lập bằng văn bản thể hiện rõ các nội dung và mục đích của việc chuyển giao tài sản. Điều đó dẫn đến các tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh về sau sẽ gặp nhiều khó khăn và không thể chứng minh số lượng thực tế tài sản đã bàn giao.
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay (Bộ luật dân sự năm 2015), việc bàn giao tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên (Bên bàn giao tài sản và bên nhận bàn giao tài sản), chỉ khi xác lập thành thành văn bản đối với các tài sản được bàn giao thì khi tranh chấp xảy ra mới được tòa án bảo vệ quyền lợi. Do vậy, việc xác lập các giấy tờ, biên bàn bàn giao tài sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Ngay cả trong các mối quan hệ thân thiết như: Bố con, Mẹ con, vợ chồng, hay bạn bè thân thiết… thì việc bàn giao tài sản giữa các bên cũng không thể bỏ qua.
Biên bản bàn giao nhà cho thuê là gì?
Biên bản bàn giao nhà cho thuê là một biên bản để làm căn cứ pháp lý cho việc bàn giao giữ chủ sở hữu nhà và người thuê nhằm tránh xảy ra tranh chấp sau này.
Biên bản bàn giao nhà sẽ cần trình bày đầy đủ, rõ ràng rất nhiều thông tin. Tuy nhiên, cần ghi nhớ một số những nội dung chính, quan trọng dưới đây:
- Phần tiêu ngữ và quốc hiệu;
- Thông tin của bên thuê và bên cho thuê nhà: Họ và tên, địa chỉ, SĐT, số CMND/Thẻ căn cước công dân. …
- Diện tích nhà cho thuê, số phòng.
- Danh sách trang thiết bị, nội thất, vật dụng.
- Tình trạng sử dụng của các trang thiết bị.
- Địa điểm và thời gian bàn giao.
Mục đích của việc lập biên bản bàn giao nhà cho thuê
Trên thực tế, nhu cầu thuê nhà rất nhiều và hầu hết dựa trên sự tin tưởng của các bên. Tuy nhiên để thỏa thuận thuê nhà được minh bạch và chắc chắn hơn thì các bên sẽ lập biên bản bàn giao nhà cho thuê.
Khi cho thuê nhà, thường chủ nhà cho thuê kèm theo những tài sản có trong căn nhà. Đối với những tài sản này, có thể lập một biên bản bàn giao tài sản chung hoặc tách riêng với biên bản bàn giao nhà cho thuê. Biên bản bàn giao tài sản là biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Thông qua đó, hai bên thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định. Như vậy, việc bàn giao tài sản và việc lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Qua đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.
Người mua được nhận bàn giao nhà chung cư khi nào?
Chung cư hoàn toàn có thể được bàn giao khi chỉ mới xây xong phần thô hoặc khi đã hoàn thành theo đúng tiến độ trong dự án đã được phê duyệt. Khi bàn giao chung cư, chủ đầu tư phải đảm bảo căn hộ chung cư đáp ứng điều kiện cụ thể.
Điều kiện bàn giao công trình xây dựng (ở đây là căn hộ chung cư) được thực hiện theo Điều 124 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi năm 2020:
– Đã nghiệm thu công trình xây dựng.
– Đảm bảo vận hành, khai thác an toàn khi đưa chung cư vào sử dụng.
Riêng với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, chủ đầu tư có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình nhưng trước khi bàn giao vẫn phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt…
Đồng thời, theo khoản 3 Điều 13 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, chủ đầu tư chỉ được bàn giao nhà chung cư cho khách hàng khi đáp ứng điều kiện sau đây:
– Hoàn thành xong xây dựng nhà, công trình xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo đúng tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt.
– Các công trình này phải đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực đó.
– Nếu đã bàn giao rồi chung cư xây thô thì phải hoàn thiện toàn bộ phần mặt ngoài của chung cư đó.
Như vậy, chung cư hoàn toàn có thể được bàn giao khi chỉ mới xây xong phần thô hoặc khi đã hoàn thành theo đúng tiến độ trong dự án đã được phê duyệt. Khi bàn giao chung cư, chủ đầu tư phải đảm bảo căn hộ chung cư đáp ứng điều kiện nêu trên.
Đặc biệt, khi bàn giao chung cư, bên mua phải thanh toán đủ tiền mua cho bên bán trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Và chủ đầu tư cũng phải bàn giao đầy đủ hồ sơ bàn giao nhà chung cư.
Hồ sơ nhận bàn giao nhà chung cư
Hồ sơ bàn giao của nhà thầu thi công cho chủ đầu tư
Khi bàn giao căn hộ chung cư, nhà thầu thi công xây dựng phải bàn giao hồ sơ bàn giao nhà chung cư cho chủ đầu tư các tài liệu liên quan đến căn hộ đó gồm: Bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vẫn hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế…
Hồ sơ bàn giao từ chủ đầu tư cho Ban quản trị chung cư
Theo khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2019/TT-BXD, hồ sơ bàn giao từ chủ đầu tư cho Ban quản trị chung cư gồm 02 bộ hồ sơ sao y từ bản chính:
– Bản vẽ hoàn công (có bao gồm danh mục bản vẽ kèm theo).
– Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
– Quy trình vận hành, khai thác công trình, bảo trì công trình.
– Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành công trình nhà chung cư của cơ quan chuyên môn.
– Bản vẽ mặt bằng khu vực để xe trong đó có quy định cụ thể chỗ để xe thuộc sở hữu chung, chỗ để ô tô và khu vực để xe công cộng.
Hồ sơ bàn giao cho người mua nhà
Đồng thời, theo Phụ lục IX ban hành kèm Nghị định 06/2021/NĐ-CP, danh mục hồ sơ bàn giao nhà chung cư phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình dưới đây sẽ được bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng căn hộ chung cư:
“1. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
2. Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình.
3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.
4. Bản vẽ hoàn công (có danh mục bàn vẽ kèm theo).
5. Các kết quả quan trắc, kiểm định chất lượng công trình, thử nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu khác có liên quan.
6. Hồ sơ quản lý chất lượng của thiết bị lắp đặt vào công trình.
7. Quy trình vận hành, khai thác công trình (nếu có); quy trình bảo trì công trình.
8. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
9. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có).
10. Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có).“
Như vậy, khi nhận bàn giao chung cư, người mua sẽ nhận được các hồ sơ, tài liệu trên đây.
Thủ tục nhận bàn giao nhà chung cư
Bước 1: Lên danh sách, lựa chọn và tiếp nhận các căn hộ đã đủ kiều kiện bàn giao cho khách hàng
Chuẩn bị sẵn mẫu biên bản bàn giao nhà. Đồng thời thông báo tới các khách hàng đủ tiêu chuẩn bàn giao căn hộ, hoàn tất hồ sơ mua bán với bộ phận kinh doanh và tài chính trước khi bàn giao căn hộ.
Bước 2: Thực hiện thủ tục bàn giao căn hộ chung cư cho khách hàng
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo yêu cầu
- Hai bên cùng nhau kiểm tra, đối chiếu, giải đáp thắc mắc và thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng
- Bên bàn giao cùng khách hàng kiểm tra căn hộ: các hạng mục, chất lượng, số lượng,..
Bước 3: Hai bên ký biên bản xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý bàn giao
Ở bước này, bên người mua sẽ ký xác nhận đồng ý hoặc không đồng ý bàn giao. Biên bản này hai bên phải giữ kỹ tránh thất lạc vì đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi của mình trước pháp luật.
Biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO NHÀ VÀ TRANG THIẾT BỊ ĐI KÈM
Căn cứ vào nhu cầu và khả năng thực hiện của hai bên, hôm nay ngày … tháng … năm …., chúng tôi gồm:
Bên cho thuê (Bên A)
Người đại diện: …………………….. Sinh năm: …………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………..
Số CMND: …………………. Ngày cấp: …………………… Tại: ……………………………
Điện thoại: …………………………………..
Là đại diện hợp pháp căn nhà số: ………………………………………………….
Bên thuê (Bên B)
Người đại diện: ………………………………………. Sinh năm: ………………………..
Địa Chỉ: …………………………………………………………………………………………..
Số CMND: …………………… Ngày cấp: …………………….. Tại: ……………………………
Điện thoại: ………………………………………..
Qua quá trình kiểm tra hai bên cùng thỏa thuận và thống nhất ký biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị (đi kèm với hợp đồng thuê nhà số … được ký vào ngày ….) với những trang thiết bị dưới đây:
1: Máy lạnh: …. số lượng
2: Tủ lạnh …. số lượng
3: Máy bơm nước … số lượng
4: Chìa khóa … số lượng
………………………………………..
Biên bản bàn giao gồm …. (…) trang, được lập thành 02 bản bằng tiếng việt có nội dung và giá trị pháp lý như nhau. Bên A giữ 01 bản, Bên B giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
Tải Biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm tại đây.
Hướng dẫn soạn thảo biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm
Khi tiến hành lập biên bản bàn giao nhà cho thuê và trang thiết bị đi kèm, khá nhiều người chủ quan về những nội dung trong hợp đồng được đề cập bên dưới sau đây. Chính vì vậy, nhiều trường hợp các bên dẫn đến tranh chấp về những nội dung đó. Vậy lập biên bản bàn giao nhà cho thuê và trang thiết bị đi kèm nên cần phải lưu ý những điều sau:
– Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản;
– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận;
– Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của trang thiết bị: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của trang thiết bị…
– Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với trang thiết bị sau khi bàn giao…
– Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).
Kinh nghiệm nhận bàn giao nhà cho thuê và trang thiết bị đi kèm
Nếu bạn chuẩn bị tiếp nhận bàn giao nhà cho thuê và trang thiết bị đi kèm, bên cạnh biên bản bàn giao nhà cho thuê và trang thiết bị cho thuê, cần tham khảo ngay những kinh nghiệm bàn giao nhà dưới đây để tránh xảy ra các sai sót, rủi ro.
Tạo checklist nhận bàn giao nhà cho thuê và trang thiết bị đi kèm
Kinh nghiệm nhận bàn giao nhà trọ phòng trọ cho thuê đó là lên danh sách các công việc cần kiểm tra để tránh bỏ sót những nội dung khi làm việc với chủ nhà.
Phụ thuộc vào hợp đồng bang giao cho thuê nhà là loại căn hộ thô, hoàn thiện cơ bản hay hoàn thiện nội thất mà sẽ có có kế hoạch kiểm tra nhận nhà theo đúng hợp hợp đồng mua bán.
Kiểm tra các hạng mục khi nhận nhà cho thuê và trang thiết bị đi kèm
Sau khi nắm được danh sách các hạng mục cần kiểm tra khi đi nhận bàn giao nhà thì khách hàng sẽ thực hiện đồng kiểm với chủ nhà theo từng hạng mục để đảm bảo yêu cầu chất lượng kỹ thuật đến các vấn đề về diện tích…
Dưới đây là một số lưu ý khi đi nhận bàn giao nhà trọ, căn hộ cho thuê mà nên quan tâm để kiểm tra đầy đủ, tìm kiếm các lỗi yêu cầu hoàn thiện, nâng cấp hoặc sửa sữa… trước khi ký biên bản xác nhận bàn giao.
- Kiểm tra diện tích căn hộ thực tế khi bàn giao.
- Kiểm tra ban công (nếu có) xem có đạt mức độ an toàn về chiều cao, chất liệu có bị gỉ sét, có phễu thoát nước hay không,…
- Kiểm tra chất lượng tường, trần nhà có phẳng, có khe nứt hay không?
- Kiểm tra lát sàn, gạch ốp.
- Kiểm tra trang thiết bị đi kèm ghi trên hợp đồng
- Kiểm tra cửa, số lượng chìa khóa
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Biên bản bàn giao nhà và trang thiết bị đi kèm“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề chuyển từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline: 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Nghị định 139/2017/NĐ-CP, hành vi chậm bàn giao nhà theo tiến độ đã được phê duyệt của chủ đầu tư sẽ phải chịu mức xử phạt với số tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Chủ đầu tư chậm bàn giao nhà có thể chịu xử phạt
Nghị định 139/2017/NĐ-CP cũng quy định Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý và vận hành công trình có hành vi: không bàn giao, bàn giao chậm hoặc bàn giao không đầy đủ quy trình bảo trì công trình xây dựng được duyệt cho chủ sở hữu, đơn vị quản lý sử dụng công trình.
Ngoài ra, việc triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ áp dụng xử phạt với mức phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 57 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.
Chủ đầu tư phải có nghĩa vụ bàn giao nhà đúng thời hạn, chất lượng và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu như bên bán giao nhà không đúng với thiết kế đã thỏa thuận, người mua có thể từ chối nhận bàn giao căn nhà và được phép yêu cầu bên bán sửa chữa theo đúng với thiết kế ban đầu.
Trong trường hợp bên bán không đồng ý sửa theo đúng hợp đồng thỏa thuận, người mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do việc giao nhà, công trình xây dựng không đúng thời hạn, chất lượng và các cam kết khác trong hợp đồng theo quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật Kinh doanh bất động sản 2014. Nếu như bên bán vẫn từ chối bồi thường thiệt hại, bạn có thể khởi kiện ra tòa để được giải quyết.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 quy định về những tranh chấp thuộc về Tòa án; Điểm a Khoản 1 Điều 35 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp Huyện và Điểm a Khoản 1 Điều 39 quy định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì:
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc do các bên thỏa thuận.