Hiện nay với tình trạng dân số ngày càng nhiều, đã làm xuất hiện nhiều mô hình căn nhà chung cư có chung quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ chung. Những căn nhà này phù hợp với nhiều người hiện nay bởi vì tính phù hợp về kinh tế và tiện dụng. Vậy khi mua bán nhà sổ chung phải hiểu biết những thông tin gì?, ” thủ tục mua nhà sổ chung” được thực hiện ra sao?. Để tìm câu trả lời cho vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi đang có nhu câu f muốn mua một căn hộ chung cư tại Hà Nội. Tôi có tìm hiểu qua là những căn chung cư này có sổ chung chứ không phải sổ riêng cho mỗi hộ gia đình. Luật sư cho tôi hỏi là thủ tục mua nhà sổ chung có khác gì so với thủ tục mua nhà đất bình thường không ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Nhà sổ chung là gì?
Nhà sổ chung được hiểu là nhà cùng nằm trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhiều người. Thông thường nhà này có diện tích quá nhỏ không đủ điều kiện tách thửa. Bởi vậy nhiều căn nhà nhỏ dù chủ sở hữu khác nhau nhưng không thể tách riêng ra.
Theo quy định tại (khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013)thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định pháp luật, hình thức xác lập quyền sở hữu trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và tài sản gắn liền với đất (sổ hồng) do cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên công nhận dưới 2 hình thức bao gồm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất riêng cho một chủ sở hữu và “Giấy chứng nhận” quyền sử dụng đất cho nhiều chủ sở hữu (sổ chung).
Theo đó việc cấp sổ chung sẽ được cơ quan quản lý nhà nước về “nhà đất” cấp trong một số trường hợp nhất định:
Nhà sổ chung là nhà không tách ra làm một cuốn sổ riêng biệt. Vấn đề này xuất hiện khi một miếng đất có thể xây nhiều căn nhà nhưng theo quy định pháp luật thì mỗi căn nhà không đáp ứng đủ điều kiện để tách thửa, tách sổ. Chẳng hạn theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa của UBND TP Hồ Chí Minh là 50 m2, với chiều rộng tối thiểu là 4m, do vậy đối với các căn nhà không đáp ứng điều kiện tách thửa, tách sổ như trên thì họ sẽ không có sổ riêng biệt.
Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Nhưng lưu ý, cần phân biệt giữa việc quy định hộ gia đình trong sổ hộ khẩu không đồng nhất với hộ gia đình sử dụng đất. Theo đó những chủ thể được xem là có chung quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện nhất định
(i) Có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
(ii) Đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Do vậy, đối với trường hợp con sinh ra sau thời điểm Nhà nước giao, cho thuê đất thì sẽ không có chung quyền sử dụng đất.
Ưu điểm lớn nhất khi mua nhà sổ chung phải kể đến là về giá cả. Thông thường căn nhà sổ chung chuyển nhượng giá 1/2 thị trường. Tuy nhiên, khi thực hiện thủ tục như mua bán, thế chấp sẽ gặp phải một số hạn chế nhất định. Ngoài ra việc căn nhà ngay sát nhau gây nhiều bất tiện và không tránh khỏi tranh chấp.
Nguyên tắc định đoạt tài sản chung
Theo quy định pháp luật, việc định đoạt tài sản thuộc tài sản chung phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định.
- Thứ nhất, việc định đoạt đối với tài sản chung thì phải có sự đồng ý, thỏa thuận của tất cả các đồng sở hữu còn lại. Trong trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Thứ hai, nguyên tắc ưu tiên, trong trường hợp mua bán nhà thuộc sở hữu chung, các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán. cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
Thủ tục mua nhà sổ chung
Điều 126 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về việc mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung như sau:
Điều 126. Mua bán nhà ở thuộc sở hữu chung
1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu; trường hợp có chủ sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu chung khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
Trường hợp có chủ sở hữu chung đã có tuyên bố mất tích của Tòa án thì các chủ sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người bị tuyên bố mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì các chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác; trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.
Ngoài lưu ý trên thì thủ tục chuyển nhượng nhà và đất được thực hiện như thông thường. Bạn có thể ra văn phòng công chứng lập hợp đồng mua bán chuyển nhượng đất đai. Nhưng vẫn cần sự xác nhận đồng ý của những người sở hữu chung.
Thủ tục mua bán nhà ở
Thứ nhất: Bạn phải làm Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Khi đi công chứng cả bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần đem theo bản chính các giấy tờ sau: chứng minh thư, hộ khẩu, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ), đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu chưa đăng ký kết hôn – đối với bên chuyển nhượng)
Thứ hai: Sau khi hoàn thành việc ký công chứng các bên sẽ ra văn phòng đăng ký nhà đất tại quận để làm thủ tục sang tên. Thủ tục theo quy định của Bộ tài nguyên môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thủ tục bao gồm: tờ khai theo mẫu; 02 chứng minh thư, hộ khẩu, đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân( nếu chưa đăng ký kết hôn) bản sao; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ( sổ đỏ)01 bản chính + 02 bản sao; 02 Hợp đồng chuyển nhượng bản chính.
Thời hạn giải quyết và trả kết quả không quá mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất, thời hạn giải quyết không quá ba mươi (30) ngày (không kể thời gian người sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Rủi ro cần chú ý khi mua bán nhà sổ chung
Xuất phát từ những yếu tố, mức giá vừa phải phù hợp tài chính những người có mức thu nhập không cao để có một địa điểm an cư ngay trung tâm thành phố. Cho nên trên thực tế, việc người dân lựa chọn hình thức mua nhà sổ chung hiện nay được xem là khá phổ biến.
Tuy nhiên, việc sở hữu quyền sử dụng đất thông qua hình thức sở hữu chung có thể dẫn đến một số rủi ro, trở ngại nhất định nếu người mua không tìm hiểu kỹ.
– Thứ nhất, tại khâu giao kết hợp đồng, người mua cần chú ý việc xác định người bán có thực sự đủ điều kiện trong việc nhận đầy đủ các chấp thuận cần thiết hay chưa. Bởi lẽ trên thực tế, người “nắm cán” đa phần luôn muốn việc chuyển nhượng nhanh chóng thuận tiên nên bỏ qua quy định pháp luật dẫn đến người mua thành bên “nắm lưỡi”, sau khi chuyển giao xong thì trở thanh bên bị kiện, bên người có quyền nghĩa vụ liên quan đối với những tranh chấp không đáng có.
– Thứ hai, khâu kiểm tra tài sản có được chuyển nhượng hay không? Kiểm thế chấp ở đâu? Có thuộc diện quy hoạch không? Các vấn đề này thường người mua thường bỏ hay do hạn chế kiếm thức pháp luật. Bởi lẽ đây là tài sản thuộc sở hữu chung nên việc xác định các thông số như diện tích, thông tin các đồng sở hữu,… càng trở nên rất quan trọng và không thể bỏ qua trong quá trình tiền hợp đồng – khi các bên trao đổi các thông tin với nhau.
– Thứ ba, khi hoàn tất các thủ tục giao dịch, các bên cần đến Văn phòng Thừa phát lại gần nhất để lập vi bằng vê việc giao nhận tiền và bàn giao nhà, ghi rõ các thông số thực tế. Vì ngôi nhà chúng ta mua thì sẽ không có sổ riêng biệt nên sẽ không thực hiện ở Văn phòng CÔNG CHỨNG mà nó được thực hiện tại văn phòng thừa phát lại thông qua hình thức lập vi bằng. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử.
– Thứ tư, trong quá trình sở hữu tài sản trên, nếu có nhu cầu chuyển nhượng cho bên khác, thì chủ sở hữu cũng cần chú ý việc phải đáp ứng các điều kiện về thông báo, ưu tiên. Trên thực tế, việc thực hiện các điều kiện đó luôn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong trường hợp các đồng chủ sở hữu không cùng ở một địa bàn, địa phương.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Thủ tục mua nhà sổ chung“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về Quy định pháp luật về chung cư, Người thuê nhà không chịu trả nhà, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, chuyển đất ao sang đất sổ đỏ, Xây dựng nhà xưởng trên đất ở nông thôn, xin cấp lại sổ đỏ bị mất, Tách sổ đỏ,… của tư vấn luật đất đai, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định chuyển nhượng đất rừng phòng hộ
- Quy định về thanh tra đất đai hiện nay
- Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 98 Luật đất đai 2013 thì mỗi nhà đều được cấp sổ đỏ chung. Nhà chung sổ được xác định là tài sản sở hữu chung từng phần. Nên khi có yêu cầu thì mỗi người sẽ được cấp giấy tờ ghi nhận từng phần của mình là bao nhiêu, bản đồ phần đất. Trường hợp sổ chung thì phải được ghi đầy đủ thông tin của từng người trong đó. Mỗi người có thể yêu cầu cấp 01 giấy chứng nhận hoặc chỉ cấp 1 giấy cho người đại diện tùy theo yêu cầu.
Việc tách thửa thì cần dựa trên quy định của pháp luật. Nếu diện tích đáp ứng điều kiện tách thửa tối thiểu tại địa phương thì có thể thực hiện thủ tục tách thửa. Nộp đơn đề nghị tách thửa đến Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương để hỗ trợ.
Thế chấp để vay tiền là cách thông dụng khi gặp phải khó khăn. Nhà cửa, đất đai xem là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, việc thế chấp nhà có sổ chung khá phức tạp. Trên thực tế, hầu hết ngân hàng khi nhận thế chấp đều yêu cầu tất cả trong sổ chung phải xác nhận đồng ý. Một số ngân hàng còn yêu cầu phải tách được sổ riêng thì mới cho vay. Bởi vậy, thực tế rất khó để thực hiện thủ tục thế chấp nhà sổ chung.
Rủi ro về tranh chấp giữa các chủ sở hữu
Trên cùng một mảnh đất, cùng một ngôi nhà mà có quyền sử dụng, quyền sở hữu của nhiều bên thì rất dễ xảy ra tranh chấp về việc khai thác công dụng hay hưởng lợi tức từ tài sản này bởi hầu hết ai cũng muốn nhận lợi tức nhiều hơn về mình. Nếu không có phương án hợp lý, thiếu sự thỏa thuận giữa các bên ngay từ đầu thì tranh chấp khó có thể đi đến hồi kết.
Vấn đề tách sổ
Không ít người cho rằng, mua đất sổ chung có mức giá rẻ hơn, sau này có thể tiếp tục tách sổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tách sổ thuận lợi. Nhiều trường hợp diện tích đất quá nhỏ nên không được phép tách sổ. Với nhà đầu tư, việc tách sổ có thể mất thời gian khá lâu, gây ảnh hưởng đến dòng vốn, làm tăng chi phí cơ hội.
Khó thế chấp ngân hàng
Về mặt lý thuyết, sổ chung vẫn có thể được dùng để vay ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, để hoàn thiện thủ tục cần có chữ ký đồng thuận của tất cả những chủ sở hữu còn lại. Một số ngân hàng sẽ yêu cầu bạn tách sổ để có thể thế chấp vay. Mặt khác, khi cần đáo hạn cũng khó tiền hành trong tình huống này.
Khó khai thác sử dụng khi mua đất chung sổ
Với nhà, đất chung sổ, mọi vấn đề khai thác sử dụng mảnh đất cần có sự đồng ý, nhất trí của những người chung sổ. Vì thế, bạn sẽ không thể khai thác sử dụng và cũng không thể chuyển quyền sử dụng đất nếu một trong số các chủ sở hữu còn lại không đồng ý.
Như vậy, người mua đất sổ chung khó có thể sử dụng đất để xây nhà mà chủ yếu để đầu tư. Không ít người mua đất sổ chung phải chấp nhận mất oan số tiền do không tìm được tiếng nói chung với các chủ sở hữu còn lại.
Đất chung sổ khó chuyển nhượng
Đất chung sổ dù có giá rẻ hơn nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng thời khi thực hiện bất cứ giao dịch nào cũng cần có sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu khiến người mua cảm thấy e dè. Do vậy, việc chuyển nhượng hay bán lại cũng khó khăn hơn.
Dễ bị lừa đảo
Không ít trường hợp các đối tượng lừa đảo đánh vào tâm lý ham giá rẻ của người mua, rồi mua đất (đã có sổ đỏ), sau đó chia nhỏ ra, xây thành từng căn và rao bán giá rẻ dưới danh nghĩa nhà có sổ hồng. Người mua vì lo mất suất mua nhà giá rẻ mà vội vàng “xuống tiền”, đặt cọc. Chỉ khi người mua đến tận nơi mới biết là nhà được xây trên đất sổ chung./.