Quy định về bàn giao mốc thi công

23/09/2022 | 14:45 1866 lượt xem Lò Chum

Quy định về bàn giao mốc thi công

Thưa luật sư, tôi có thầu một tòa nhà để xây dựng, trong hợp đồng có ghi thời gian ban giao mốc thi công. Tôi muốn hỏi luật sư, là thời gian mốc thì công có đặc điểm như thế nào? Quy định về ban giao mốc thì công ra sao? Thời gian mốc thi công có nhất quyết phải theo quy định pháp luật không? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Quy định về bàn giao mốc thi công? Quy định như thế nào? Cụ thể ra sao?; Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé!

Thi công là gì?

Căn cứ  vào Điều 3 Luật Xây dựng 2014, thi công xây dựng công trình là hoạt động bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.

Thẩm quyền lập biên bản giao mốc thi công

  • Biên bản là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Biên bản có thể là biên bản ghi lại một sự kiện như biên bản cuộc họp, biên bản hội nghị… hoặc biên bản ghi lại một hành vi cụ thể như lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, biên bản giao nhận, biên bản đồng ý hoặc không đồng ý về một nội dung nào đó.
  • Theo quy định hiện hành đối với lĩnh vực xây dựng không quy định các loại Biên bản như trước đây mà do các chủ thể có liên quan thống nhất mẫu và được thỏa thuận trong hợp đồng (ví dụ Hợp đồng khảo sát). Thông thường bên nào chủ trì thì ghi biên bản và các bên tham gia thống nhất nội dung biên bản đã lập thì cùng ký. Đối với Biên bản giao mốc khảo sát có các trường hợp : Nhà thầu khảo sát lập biên bản bàn giao cho Chủ đầu tư, sau đó Chủ đầu tư bàn giao cho nhà thầu thi công (trường hợp này thường áp dụng cho các dự án lớn, nhà thầu khảo sát và nhà thấu thiết kế khác nhau, hoặc thời điểm nghiệm thu công tác khảo sát và triển khai hợp đồng thi công quá xa, nhà thầu khảo sát phải bàn giao cho Chủ đầu tư trước để Chủ đầu tư triển khai các bước tiếp theo).
  • Đối với các dự án nhỏ, nhà thầu khảo sát đồng thời là nhà thầu thiết kế, thời gian triển khai thi công ngay sau khi thiết kế được phê duyệt, thông thường Chủ đầu tư mời bàn giao tim, mốc “tay ba” giữa Chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát, thiết kế và nhà thầu thi công, hạn chế “tam sao thất bổn”, đây cúng là cách làm hay.

Quy định về bàn giao mốc thi công

Bàn giao hạng mục công trình đưa vào sử dụng là hoạt động giữa nhà thầu thi công xây dựng và chủ đầu tư, là giai đoạn cuối cùng trong công tác thi công công trình (ngoài việc bảo hành, bảo trì công trình).

Chúng ta thường nhắc đến bàn giao công trình xây dựng nhiều hơn là bàn giao hạng mục công trình, bởi tính tổng thể chi phối hoạt động, nhà thầu sẽ tiến hành bàn giao toàn bộ công trình xây dựng đưa vào sử dụng nhằm tạo nên tính thống nhất, toàn vẹn, còn việc bàn giao hạng mục thường đặt ra đối với các dự án quá dài, nhiều hạng mục nhỏ lẻ, việc bàn giao chia tách nhằm phục vụ cho việc sử dụng các hạng mục được nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu người dùng hơn.

Tuy nhiên mối quan hệ giữa công trình xây dựng và hạng mục công trình xây dựng, dẫn đến việc quy định về bàn giao hai đối tượng này là như nhau và điều được quy định trong cùng một điều luật, bởi bản chất của việc bàn giao là như nhau mà không kể đến là việc bàn giao công trình hay hạng mục công trình.

 Việc bàn giao hạng mục công trình xây dựng phải đảm bảo các quy định:

– Một là, đã thực hiện nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng.

Quy định này là sự cụ thể hóa của nguyên tắc được quy định tại Khoản 2, Điều 123 Luật Xây dựng: “Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, quy định về quản lý sử dụng vật liệu xây dựng và được nghiệm thu theo quy định của Luật này.”

Hoạt động nghiệm thu công trình, hạng mục công trình do chủ đầu tư tổ chức thực hiện trên cơ sở phối hợp với nhà thầu thi công xây dựng công trình. Việc nghiệm thu có ý nghĩa quan trọng trước khi bàn giao, nhanh chóng phát hiện lỗi, sai sót, kịp thời khắc phục và sửa chữa trước khi trao lại cho bên đầu tư.

– Hai là, bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.

Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công đối với “sản phẩm” mà mình cung cấp, tính an toàn phải được đảm bảo toàn diện, đặc biệt không được xảy ra các vấn đề gây ảnh hưởng đến con người, môi trường xung quanh.

– Ba là, đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, có thể bàn giao toàn bộ hoặc một số công trình thuộc dự án để đưa vào sử dụng nhưng trước khi bàn giao phải hoàn thành đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo phân kỳ đầu tư, thiết kế xây dựng đã được phê duyệt, bảo đảm kết nối với hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, phù hợp với nội dung dự án và quy hoạch đã được phê duyệt.

Đây là điều kiện vừa được bổ sung trong Luật Sửa đổi bổ sung Luật Xây dựng năm 2020. Quy định này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nhưng cũng đảm bảo tính đồng bộ, giải quyết được vấn đề trước mắt nhưng cũng không bỏ qua các rủi ro lâu dài, vì vậy sự bổ sung này được đánh giá là hợp thời, hiệu quả và hợp lý.

Quy định về bàn giao mốc thi công
Quy định về bàn giao mốc thi công

Trách nhiệm của các chủ thể chính và chủ thể liên quan trong hoạt động bàn giao hạng mục công trình.

Hoạt động bàn giao hạng mục công trình được thực hiện bởi nhà thầu thi công và chủ đầu có trách nhiệm tiếp nhận công trình theo đúng hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. Việc bàn giao công trình xây dựng phải được lập thành biên bản. ( Khoản 3, Điều 124 Luật Xây dựng) Biên bản bàn giao sẽ là tài liệu quan trọng chứng minh sự kiện bàn giao trên thực tế đã diễn ra, người tham gia bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình bàn giao công trình xây dựng.

Chủ đầu tư vừa có thể đồng thời là chủ sở hữu, người quản lý sử dụng công trình hoặc không. Vì vậy, nếu không đồng thời thì trong hoạt động bàn giao hạng mục công trình xuất hiện chủ thể liên quan là chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.

Trách nhiệm của các chủ thể được thể hiện rõ như sau:

– Đối với nhà thầu thi công: Khi bàn giao công trình xây dựng, hạng mục công trình, nhà thầu thi công xây dựng phải giao cho chủ đầu tư các tài liệu gồm bản vẽ hoàn công, quy trình hướng dẫn vận hành, quy trình bảo trì công trình, danh mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu cần thiết khác có liên quan. (Khoản 3, Điều 124, Luật Xây dựng). Đây là các tài liệu có giá trị quan trọng nhằm đảm bảo vận hành, bảo trị công trình được hiệu quả và an toàn.

– Đối với chủ đầu tư: Chủ đầu tư tổ chức lập 01 bộ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi tổ chức bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng.   Trường hợp đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình, lập và bàn giao hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đối với phần công trình được đưa vào sử dụng. (Khoản 3, Khoản 4, Điều 27 Nghị định 06/2021/ND-CP).

Việc lập hồ sơ quản lý, vận hành, bảo trì chủ yếu phục vụ cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, để đảm đảm họ có đầy đủ các tài liệu hiệu quả, an toàn, có những sự chuẩn bị chu đáo trong công tác quản lý, góp phần khai thác, sử dụng tối đa, hiệu quả, tối ưu nhất hạng mục công trình.

– Đối với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình: Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình bàn giao trong suốt quá trình khai thác, sử dụng. Thực tế, trách nhiệm của chủ thể này không quá tỏ rõ trong việc bàn giao hạng mục công trình xây dựng, đây là chủ thể liên quan và việc bàn giao sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của họ, do vậy, việc xem đây là một chủ thể chỉ mang tính chất “giải tỏa” khúc mắc có thể phát sinh trong quá trình bàn giao, bởi họ có quyền yêu cầu bàn giao để đáp ứng nhu cầu sử dụng của chính mình.

Như vậy, bằng việc quy định bàn giao công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng trong Luật Xây dựng và văn bản hướng dẫn đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình, điều quan trọng là các hạng mục công trình được đưa vào sử dụng phải thực sự an toàn, hiệu quả, người sử dụng thực sự hài lòng đối với sản phẩm mà mình nhận được.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Tư vấn luật đất đai về “Quy định về bàn giao mốc thi công. Chúng tôi hi vọng rằng kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn đọc và bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn đặt cọc đất, chia thừa kế đất hộ gia đình , Bồi thường thu hồi đất, Đổi tên sổ đỏ, Làm sổ đỏ, Tách sổ đỏ, Giải quyết tranh chấp đất đai, tư vấn luật đất đai…, Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến đất đai vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định mới về quản lý chất lượng công trình xây dựng?


Nhà thầu thi công xây dựng xác định vùng nguy hiểm trong thi công xây dựng công trình. Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng (nếu có), thiết kế xây dựng công trình. Kịp thời thông báo cho chủ đầu tư nếu phát hiện sai khác giữa hồ sơ thiết kế, hợp đồng xây dựng so với điều kiện thực tế trong quá trình thi công. Kiểm soát chất lượng thi công xây dựng do mình thực hiện theo yêu cầu của thiết kế và quy định của hợp đồng xây dựng. Hồ sơ quản lý chất lượng của các công việc xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
Dừng thi công xây dựng đối với công việc xây dựng, bộ phận, hạng mục công trình khi phát hiện có sai sót, khiếm khuyết về chất lượng hoặc xảy ra sự cố công trình và khắc phục các sai sót, khiếm khuyết, sự cố này. Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công; khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu thiết kế. Thực hiện thí nghiệm, kiểm tra chạy thử đơn động và chạy thử liên động theo kế hoạch trước khi đề nghị nghiệm thu…

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng?

Nghị định nêu rõ, Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau: 1- Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng; 2- Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác.
Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.
Bộ Xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật số 50/2014/QH13.

Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình?

Theo Nghị định, trình tự quản lý thi công xây dựng công trình như sau:
1- Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.
2- Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.
3- Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.
4- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
5- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.
6- Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.
7- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).
8- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
9- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
10- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.
11- Hoàn trả mặt bằng.
12- Bàn giao công trình xây dựng.