Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng như thế nào?

20/09/2023 | 15:49 56 lượt xem Hương Giang

Xây dựng là lĩnh vực đang ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh hiện nay. Khi các bên giao kết hợp đồng xây dựng thì cần thực hiện đúng những gì mình đã cam kết trong nội dung hợp đồng. Trong một số trường hợp, vì nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà một bên muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng. Vậy khi đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng cần làm thủ tục gì? Khi nào chấm dứt hợp đồng xây dựng không phải bồi thường? Quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng như thế nào? Mời bạn cùng tìm lời giải đáp qua bài viết sau của Tư vấn luật đất đai nhé.

Căn cứ pháp lý

Quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng

Xây dựng là lĩnh vực không mới nhưng luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà thầu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện hợp đồng và chấm dứt hợp đồng xây dựng. Vậy pháp luật hiện nay quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng hiện nay như thế nào, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé:

Căn cứ Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 50/2021/NĐ- CP quy định Chấm dứt hợp đồng xây dựng như sau:

“7. Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Bên nhận thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.

b) Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc năm mươi sáu (56) ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.

8. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu.

b) Sau năm mươi sáu (56) ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

c) Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Như vậy, pháp luật đã có quy định rõ ràng về trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với bên giao thầu và bên nhận thầu. Về cơ bản, các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng chính là các trường hợp vi phạm nghiêm trọng hợp đồng, một bên không có khả năng thực hiện hợp đồng hoặc không thể thực hiện hợp đồng xây dựng. Việc không thực hiện đúng theo hợp đồng xây dựng mà các bên đã thỏa thuận từ trước khiến cho một bên bị tổn thất nghiêm trọng.

Đối chiếu theo quy định trên, trường hợp bên nhận thầu đã giao kết hợp đồng xây dựng với đơn vị của khách hàng từ năm 2007 nhưng trên thực tế lại không thực hiện hợp đồng đã bị dừng lại quá lâu, tức thỏa mãn điều kiện không thực hiện quá 56 ngày liên tục, do vậy, bên khách hàng tức bên giao thầu có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bên nhận thầu.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng
Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng

Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng cần làm thủ tục gì?

Công ty xây dựng F vào thàng 03/2022 đã nhận hợp đồng thầu của một dự án tại công ty V. Các bên đã giao kết và thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Nay công ty V muốn hủy hợp đồng với công ty F vì lý do khách quan. Vậy Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng cần làm thủ tục gì, mời bạn đọc cùng theo dõi:

Về bản chất hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng xây dựng nói riêng luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Do vậy, khi bên giao thầu hoặc bên nhận thầu quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng, thì các bên sẽ tuân theo những thỏa thuận của các bên trong hợp đồng xây dựng đã được kí kết trước đó, khi những thỏa thuận của các bên không vi phạm những điều cấm của pháp luật.

Khi quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng thì bên giao thầu (tức khách hàng yêu cầu tư vấn) cần phải thông báo bằng văn bản về việc quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng cho bên nhận thầu trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không ít hơn hai mươi tám (28) ngày, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.

Trong thông báo này nêu rõ lý do chấm dứt hợp đồng. Đây là khoảng thời gian cần đáp ứng để bên nhận thầu biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, và có thể có thỏa thuận khác giữa các bên nếu bên nhận thầu mong muốn được tiếp tục thực hiện hợp đồng, hoặc để bên nhận thầu có thời gian chuẩn bị cho việc chấm dứt hợp đồng. Nếu bên giao thầu chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại cho bên nhận thầu, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận thầu.

Giữa các bên có thể có văn bản thông báo thời điểm chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng xây dựng sẽ hết hiệu lực từ thời điểm chấm dứt hợp đồng xây dựng. Sau khi hợp đồng xây dựng chấm dứt, các bên hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng trong khoảng thời gian theo thỏa thuận giữa các bên, tuy nhiên thời gian này cũng không quá 56 ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp bên giao thầu đã báo trước về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng nhưng bên nhận thầu không trả lời hay không có bất cứ phản hồi nào thì sau khi hết thời gian quy định bên giao thầu có toàn quyền thanh lý hợp đồng.

Khi nào chấm dứt hợp đồng xây dựng không phải bồi thường?

Nhà thầu D ký kết hợp đồng xây dựng với công ty K vào ngày 19/07/2021. Tuy nhiên, gần đây nhà thầu D đã có một số hành vi vượt quá phạm vi quyền hạn của mình và xâm phạm đến lợi ích của công ty K nên công ty K muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng thắc mắc không biết theo quy định hiện nay, khi nào chấm dứt hợp đồng xây dựng không phải bồi thường, bạn đọc hãy cùng làm rõ ngay sau đây:

Ngoài các trường hợp chấm dứt hợp đồng xây dựng trên thì mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp quy định tại các Khoản 7 và 8 Điều 41 Nghị định 37/2015/NĐ-CP cụ thể:

– Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

+ Bên nhận thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.

+ Bên nhận thầu từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc 56 ngày liên tục không thực hiện công việc theo hợp đồng, dẫn đến vi phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phép của bên giao thầu.

– Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

+ Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu.

+ Sau 56 ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

+ Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau 56 ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Ngoài ra trong hợp đồng xây dựng các bên giao, nhận thầu có thể thỏa thuận mức thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm như sau:

– Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

– Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

– Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật xây dựng 2014 và pháp luật có liên quan khác.

 (Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 146 Luật xây dựng 2014)

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thực hiện theo quy định từ Khoản 3 đến Khoản 7 Điều 146 Luật Xây dựng 2014, các quy định tại Nghị định 37/2015/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

– Trường hợp, bên giao thầu thanh toán không đúng thời hạn và không đầy đủ theo thỏa thuận trong hợp đồng thì phải bồi thường cho bên nhận thầu theo lãi suất quá hạn do ngân hàng thương mại nơi bên nhận thầu mở tài khoản thanh toán công bố tương ứng với các thời kỳ chậm thanh toán.

– Lãi chậm thanh toán được tính từ ngày đầu tiên chậm thanh toán cho đến khi bên giao thầu đã thanh toán đầy đủ cho bên nhận thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ soạn thảo mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Quyền chấm dứt hợp đồng của bên nhận thầu được quy định thế nào?

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 37/2015/NĐ-CP, bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.
Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
– Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu.
– Sau năm mươi sáu (56) ngày liên tục công việc bị dừng do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhận thầu sau năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quy định về việc thoả thuận chấm dứt hợp đồng xây dựng ra sao?

Các tình huống được chấm dứt hợp đồng, quyền được chấm dứt hợp đồng; trình tự thủ tục chấm dứt, mức đền bù thiệt hại do chấm dứt hợp đồng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và phải phù hợp với quy định của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan.
Trường hợp đã tạm dừng thực hiện hợp đồng mà bên vi phạm hợp đồng không khắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian năm mươi sáu (56) ngày kể từ ngày bắt đầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và không có lý do chính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng.