Hợp đồng xây dựng là một trong những loại hợp đồng quen thuộc và phổ biến hiện nay. Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng, các bên cần đảm bảo tiến độ xây dựng theo thỏa thuận đã cam kết. Nếu vi phạm tiến độ xây dựng thì bên vi phạm phải chịu các chế tài nhất định. Vậy pháp luật quy định về tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng hiện nay ra sao? Quy định về tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng hiện nay như thế nào? Đã bị xử phạt vi phạm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng thì có được điều chỉnh tiến độ nữa không? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai làm rõ nhé.
Căn cứ pháp lý
Quy định về tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng hiện nay
Công ty X muốn thuê một nhà thầu để khởi công dự án xây trường học tại địa bàn tỉnh P. Công ty X muốn khởi công trong vòng 02 tuần nữa để trường học được đi vào hoạt động nhanh chóng nên yêu cầu cao về tiến độ thực hiện hợp đồng. Vậy pháp luật quy định về tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng hiện nay như thế nào, bạn đọc hãy cũng theo dõi nhé:
Bên nhận thầu có trách nhiệm lập tiến độ chi tiết thực hiện hợp đồng trình bên giao thầu chấp thuận và thực hiện, bao gồm những nội dung sau:
+ Trình tự, thời gian thực hiện công việc.
+ Thời gian của mỗi giai đoạn chính của công trình, hạng mục công trình, công trình về thi công
+ Thời gian kiểm tra, kiểm định của các công việc, hạng Mục, công trình.
+ Báo cáo kèm theo gồm: số lượng cán bộ, công nhân và thiết bị của bên nhận thầu cần thiết trên công trình cho mỗi giai đoạn chính. Bên nhận thầu phải thực hiện theo bảng tiến độ thi công chi Tiết sau khi được bên giao thầu chấp thuận. báo cáo chung về phương pháp mà bên nhận thầu dự kiến áp dụng và các giai đoạn chính trong việc thi công công trình
+ Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng phải được thể hiện các mốc hoàn thành, bàn giao công việc, sản phẩm chủ yếu.
+ Khuyến khích việc đẩy nhanh tiến độ hợp đồng trên cơ sở đảm bảo chất lượng công trình xây.
+ Các bên phải có kế hoạch bảo đảm tiến độ thực hiện hợp đồng theo thỏa thuận đã ký kết.
Lưu ý:
+ Bên giao thầu và bên nhận thầu phải thỏa thuận các trường hợp được Điều chỉnh tiến độ.
+ Bên nhận thầu phải thông báo cho bên giao thầu về các tình huống cụ thể có thể xảy ra trong tương lai nếu có tác động xấu hoặc làm chậm việc thi công công trình hay làm tăng giá hợp đồng.
Phạt tiến độ hợp đồng xây dựng như thế nào?
Anh T giao kết hợp đồng xây dựng với công ty F vào tháng 05/2018. Các bên thỏa thuận tiến độ hợp đồng xây dựng dự án là trong vòng 03 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Tuy nhiên bên phía công ty F đã chậm hơn so với tiến độ thỏa thuận. Vậy khi đó, Phạt tiến độ hợp đồng xây dựng như thế nào, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu:
Mức phạt hợp đồng chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công:
– Căn cứ tại Điều 42 nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về việc phạt vi phạm hợp đồng như sau:
+ Việc phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau và phải được ghi trong hợp đồng
+ Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm
+ Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của pháp luật
– Bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:
+ Công việc thực hiện theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, thiết bị, điều phối máy, vật liệu và kết cấu tồn kho cho bên nhận thầu mà lỗi là hoàn toàn do bên giao thầu
+ Bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc trong hợp đồng nguyên nhân là do bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng
+ Khi hợp đồng xây dựng yêu cầu bên giao thầu phải tiến hành cung cấp nguyên vật liệu và thiết bị cũng như các yêu cầu khác mà lại giao không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định
+ Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
– Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:
+Bên nhận thầu không hoàn thành hoặc kéo dài thời gian thi công, chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng
+ Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.
Mức phạt hợp đồng chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng đối với các công trình không sử dụng nguồn vốn Nhà nước:
– Khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm thì mức phạt hợp đồng sẽ do hai bên tự thỏa thuận với nhau nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm
– Trừ trường hợp bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai
+ Khi thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định vô ý cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
+ Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cố ý cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
Mức xử phạt chậm tiến độ dự án đầu tư xây dựng là bao nhiêu?
Tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư dự án xây dựng triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản, dự án đầu tư xây dựng nhà ở chậm tiến độ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt sẽ bị xử phạt từ 400 triệu đồng đến 600 triệu đồng
Đã bị xử phạt vi phạm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng thì có được điều chỉnh tiến độ nữa không?
Thỏa thuận về tiến độ hợp đồng xây dựng giữa bên thầu G và bên nhận thầu R là 03 năm. Tuy nhiên bên nhận thầu R đã vi phạm tiến độ và đã nộp phạt chậm tiến độ. Vậy khi đó, liệu trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng thì có được điều chỉnh tiến độ nữa không, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu:
– Tại Khoản 2 Điều 39 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng thì những trường hợp sau được điều chỉnh tiến độ xây dựng:
+ Do sự kiện bất khả kháng, do ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ lụt, dịch bệnh, sóng thần, hỏa hoạn hoặc định hỏa
+ Do khi thi công, theo yêu cầu của bên giao thầu yêu cầu thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng
+ Do khi ban giao mặt bằng, việc bàn giao không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng
+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
+ Khi tạm dừng hợp đồng mà lỗi là do bên giao thầu
+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế – xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án
+ Do các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà do lỗi của bên giao thầu
+ Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra.
+ Bên giao thầu và bên nhận thầu phải thỏa thuận các trường hợp được Điều chỉnh tiến độ.
– Lưu ý:
+ Khi điều chỉnh tiến độ hợp đồng thì sẽ không làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng (thời gian kéo dài tiến độ hợp đồng được quy định theo quy định của bộ luật xây dựng) thì chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận, thống nhất việc điều chỉnh
+ Trường hợp điều chỉnh tiến độ làm kéo dài tiến độ thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Mời bạn xem thêm:
- Tranh chấp thừa kế nhà đất giải quyết thế nào?
- Đất đang có tranh chấp thì có được đưa vào kinh doanh không?
- Trưởng thôn được từ chối hòa giải tranh chấp khi có yêu cầu hay không?
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Phạt tiến độ hợp đồng xây dựng” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tra cứu quy hoạch đất đai. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 (bị thay thế một cụm từ bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), thưởng, phạt hợp đồng được thực hiện như sau:
– Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.
– Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và pháp luật có liên quan khác.
Các dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Thứ nhất: Dự án đầu tư xây dựng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng cũng như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng
+ Thứ hai: Dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo chất lượng, an toàn trong xây dựng, khai thác, sử dụng công trình, vận hành,phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường cũng như ứng phó kịp thời với biến đổi khi hậu
+ Thứ ba: Có phương án thiết kế xây dựng và phương án công nghệ phù hợp
+ Thứ tư: Dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo về nguồn vốn, cung cấp đủ vốn theo đúng tiến độ của dự án đầu tư đem lại hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
+ Thứ năm: Dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ theo các quy định khác của pháp luật