Luật chia tài sản cho con cái quy định thế nào?

26/06/2023 | 14:32 30 lượt xem Thủy Thanh

Thông thường các bậc phụ huynh luôn để giành tài sản của bản thân cho con cái của mình, việc chia tài sản cho con này sẽ được thực hiện trong nhiều trường hợp như tặng cho thông thường, tặng cho con cái khi bố mẹ ly hôn, hay tài sản trở thành di sản thừa kế khi cha hoặc mẹ đã già yếu hoặc bị mất. Đối với mỗi trường hợp cho tài sản khác nhau thì sẽ có những quy định của pháp luật quy định cụ thể riêng. vậy thì ” Luật chia tài sản cho con cái” được quy định cụ thể ra sao?. Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Tài sản là gì?

Tài sản là các vật có giá trị bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm vật có thực, vật đang tồn tại sẽ có như hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu đã được thỏa thuận giữa các bên, tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản.

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Trong đó, bất động sản (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm:

– Đất đai;

– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

– Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

– Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Quy định về quyền tài sản

Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu nguời khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lại ích vật chất cho mình.

Ngoài vật, tiền thì tài sản còn được xác định là quyền tài sản theo quy định tại Điều 115 BLDS: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”

Qua đó thấy rõ được quyền tài sản được chia thành các nhóm quyền như sau: quyền đối vật và quyền đối nhân; quyền tài sản có thể chuyển giao và không thể chuyển giao; quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình, quyền tài sản được thực hiện trên vật vô hình và quyền tài sản được thực hiện thông qua hành vi của con người; quyền tài sản phải đăng kí và quyền tài sản không phải đăng kí.

Thứ nhất, về quyền đối vật và quyền đối nhân

Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền của chủ thể, quyền tài sản sản được chia thành hai loại nhóm là quyền đối vật và quyền đối nhân.

Thứ hai, quyền tài sản chuyển giao và quyền tài sản không chuyển giao

Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, quyền tài sản là một dạng tài sản, với tư cách là đối tượng của giao dịch dân sự. Tuy nhiên, cũng cần phải xác định rõ các quyền tài sản nào có thể là đối tượng của giao dịch dân sự được chuyển giao và các quyền nào không thể là đối tượng không được chuyển giao trong giao dịch dân sự. Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể những quyền nào được chuyển giao và những quyền nào không được chuyển giao trong quyền tài sản.

Tuy nhiên có thể mặc định những quyền được chuyển giao trong quyền tài sản như quyền sở hữu công nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng, quyền nhận được số tiền bảo hiểm đối với vật đảm bảo…

Thứ ba, quyền tài sản được thực hiện trên vật hữu hình, quyền tài sản được thực hiện trên vật vô hình và quyền tài sản được thực hiện thông qua hành vi của con người.

Luật chia tài sản cho con cái

Luật chia tài sản cho con cái thế nào?

Chia tài sản cho con cái theo di sản thừa kế

Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế, được nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện.

Luật chia tài sản cho con cái được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự 2015 gồm có hai trường hợp: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Chia tài sản thừa kế cho con cái theo di chúc

Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc. Tức là, trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.

Nếu người chết có để lại di chúc thì việc chia tài sản thừa kế cho con cái trước tiên phải dựa theo di chúc để lại.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 Bộ luật dân sự năm 2015). Việc phân chia di sản như thế nào được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, điều này đã được thể hiện tại Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2015:

Người lập di chúc có quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Mặc dù việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc, tuy nhiên có những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, được quy định tại Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Từ quy định trên có thể thấy rằng, đối với trường hợp con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng dù người để lại di chúc không để lại di sản cho họ thì họ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Sở dĩ pháp luật làm như vậy là để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Chia tài sản thừa kế cho con cái theo pháp luật

Nếu người chết không để lại di chúc, hoặc có để lại di chúc nhưng di chúc đó không hợp pháp thì tài sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015). Theo Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chia thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản bao gồm:

  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Để tiến hành chia thừa kế cần xác định hàng thừa kế theo pháp luật được quy định tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, thì đối với con cái là hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hưởng di sản của cha mẹ để lại theo như hàng thừa kế thứ nhất theo luật chia tài sản cho con cái.

Luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái

Khi cha mẹ ly hôn về nguyên tắc phân chia tài sản chỉ tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Việc con có được chia tài sản hay không phụ thuộc vào thỏa thuận của cha mẹ. Cha mẹ có thể thỏa thuận thống nhất cho con hưởng một phần tài sản. Nếu xác định là tài sản chung của gia đình thì sẽ được chia phù hợp với công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập, duy trì và phát triển tài sản. Chỉ phân chia phần tài sản của riêng vợ chồng mà không liên quan đến con cái. Cụ thể:

Trường hợp 1: Bố mẹ thỏa thuận về việc để lại tài sản cho con
Trường hợp cả hai cùng thỏa thuận thống nhất chia tài sản của mình cho con cái sau ly hôn thì con cái có quyền được hưởng tài sản. Trường hợp không thể thỏa thuận hay có tranh chấp thì Tòa án sẽ chia dựa trên tình hình thực tế và quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Cơ sở pháp lý: Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Trường hợp 2: Con cái là đồng sở hữu chung tài sản với bố mẹ
Trong trường hợp tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó. Khi vợ chồng ly hôn và tiến hành việc chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó.

Nếu tài sản có ghi nhận công sức của con cái trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con đối với tài sản đó.

Khi mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế chung. Việc con cái và cha mẹ cùng mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Vì vậy, khi bố mẹ ly hôn thì con cái vẫn sẽ được phân chia tài sản đó.

Tài sản thuộc sở hữu của con sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của con, không chia khi bố mẹ ly hôn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật chia tài sản cho con cái” đã được chúng tôi giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống tư vấn luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Con cái được chia tài sản khi nào nếu bố mẹ ly ?

– Nếu bố mẹ có thỏa thuận sẽ cho toàn bộ hoặc một phần tài sản cho con. Con có quyền được nhận tài sản dựa trên hợp đồng tặng cho tài sản được xác lập. Việc tặng cho tài sản này phải lập thành hợp đồng tặng cho có công chứng chứng thực theo quy định pháp luật. khi đó con sẽ có quyền sở hữu phần tài sản được tặng cho đó.
– Tài sản yêu cầu chia là tài sản chung của gia đình. Xét đến có sự đóng góp của con vào quá trình hình thành, duy trì, phát triển tài sản. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, con có tên trong sổ hộ khẩu thì sẽ có quyền sở hữu ngang với bố mẹ. Khi bố mẹ ly hôn thì con sẽ được xem xét giải quyết để chia tài sản.

Chủ sở hữu có các quyền gì đối với quyền tài sản của mình?

Theo quy định pháp luật, chủ sở hữu có quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Cụ thể tại Điều 158 và Điều 159 Bộ luật dân sự 2015, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. Về các quyền khác đối với tài sản, đây là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, bao gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt.
Ngoài ra, tại Điều 160 Bộ luật dân sự 2015 cũng nêu rõ, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác
Đối với chủ thể có quyền khác đối với tài sản, có quyền được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định tại Bộ luật này, luật khác có liên quan nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.