Quy định về lối đi riêng theo pháp luật đất đai hiện hành

12/06/2023 | 16:00 5948 lượt xem Trà Ly

Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành đã có những quy định chặt chẽ và rõ ràng về lối đi và quyền lối đi. Mặc dù vậy, vì nhiều người dân vẫn chưa biết hoặc chưa hiểu nên xảy ra những cuộc tranh chấp về lối đi diễn ra hàng ngày. Việc “bỏ túi” cho mình những kiến thức pháp luật về lối đi riêng dưới đây sẽ giúp mọi người tránh được những cuộc xung đột, tranh chấp không đáng có. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Tư vấn đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về Quy định về lối đi riêng nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Đất đai 2013

Khái niệm về lối đi riêng

Lối đi còn được gọi là ngõ đi, được hiểu là phần diện tích đất được bỏ ra để sử dụng làm đường đi lại từ các hộ gia đình, cá nhân đi ra đường công cộng.

Lối đi có thể là của một cá nhân, hộ gia đình hoặc của nhiều cá nhân, hộ gia đình. Lối đi của một hoặc cá nhân, hộ gia đình thì gọi là lối đi riêng. Những quy định về lối đi riêng hiện nay vẫn chưa được rõ ràng. Còn lối đi của nhiều cá nhân, hộ gia đình thì là lối đi chung hay lối đi công cộng.

Quy định về lối đi riêng

Quy định về lối đi riêng theo pháp luật đất đai hiện hành

Căn cứ vào Bộ luật Dân sự 2015 Nhà nước đã ra những quy định chặt chẽ quyền về mở lối đi qua như sau:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, có thể thấy, quyền về lối đi qua là một quyền luật quy định cho chủ sở hữu có bất động sản không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng. Do đó, những chủ sở hữu bất động sản lân cận phải có nghĩa vụ tạo lối đi cho chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc.

Quyền mở lối đi riềng

Chủ sở hữu của một bất động sản bất kỳ không chỉ có quyền đối với bất động sản của chính mình mà còn có quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định tại Bộ Luật dân sự 2015.

Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để đảm bảo các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác.

Trong quy định mà Nhà nước đã đặt ra cũng đã nêu rõ quyền đầu tiên của chủ bất động sản bất kỳ đối với bất động sản liền kề đó là quyền có lối đi. Quyền này được quy định rõ hơn như sau Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Như vậy, chủ của bất cứ bất động sản nào cũng đều có quyền mở lối đi cho riêng mình dù rằng đang bị bao bọc bởi một hoặc nhiều bất động sản liền kề. Mọi hành vi cản trở, ngăn cấm chủ bất động sản bị vây bọc mở đường là vi phạm pháp luật và bị xử phạt thích đáng.

Xác định kích thước lối đi riêng

Đầu tiên: Lối đi chung nào được mở trên ngôi nhà liền kề được coi là thuận tiện và hợp lý? (Có tính đến các đặc điểm cụ thể của vị trí, lợi ích của nhà bị bao kín và ít gây thiệt hại nhất cho ngôi nhà.)

Ở đây khi xem xét vị trí của lối đi chung để mở đi ra đường công cộng, cần chú ý đến sự tiện lợi và hợp lý. Sự tiện lợi ở đây có thể hiểu là vị trí của lối đi chung nên được mở để khoảng cách từ vị trí của ngôi nhà đến đường công cộng là ngắn nhất và di chuyển thuận tiện nhất cố thể. Ngoài việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của một ngôi nhà được bao quanh, vấn đề về quyền của ngôi nhà mở lối đi cũng phải được xem xét.

Thứ hai: Chủ nhà được hưởng lối đi chung phải bồi thường cho chủ nhà được hưởng quyền, trừ khi có thỏa thuận khác.

Thứ ba: Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi chung được các bên đồng ý, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và ít gây rắc rối cho các bên; Nếu có tranh chấp về lối đi, họ có thể yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Có thể hiểu rằng các bên có thể tự đồng ý mà không cần phải đưa ra pháp luật đến giải quyết. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều trường hợp các bên không thể đạt được thỏa thuận vì quyền của họ, vì vậy họ chọn yêu cầu Tòa án giải quyết ghi nhận lối đi chung vào sổ đỏ. Bởi vì quyết định của Tòa án là ràng buộc về mặt pháp lý và được thi hành bởi các bên.

Thứ tư: Trong trường hợp ngôi nhà được nhiều người cùng chủ sở hữu và sử dụng khác nhau, khi chia làm lối đi chung, cần phải nhường cho những người cư ngụ cần thiết theo khoản 2 Điều này mà không được bồi thường.

Đây là trường hợp quy định về đường tự mở, khi các bên bắt đầu thiết lập quyền sở hữu và quyền sử dụng nhà đất, khi phân chia, họ phải tính toán đường dẫn cần thiết cho người trong cuộc. Việc xác định lối đi trong trường hợp này có thể được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên, bằng lời nói hoặc bằng văn bản có xác nhận giữa các bên liên quan. Trên thực tế, giải pháp tốt nhất là các bên nên thỏa thuận bằng văn bản về lối đi chung, vì nhiều khi cũng không thể tin tưởng chỉ vì những lời nói bằng miệng được, khi đó quyền lợi của họ có thể sẽ bị xâm phạm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Quy định về lối đi riêng”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ, thông tin pháp lý như đơn đề nghị tạm hoãn nghĩa vụ quân sự …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Có phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về lối đi chung không?

Không bắt buộc phải đăng ký. Trường hợp sử dụng nhiều năm mà tạo thành lối đi chung có thể được đo vẽ và thể hiện trong bản đồ địa chính. Ngoài ra, lối đi chung cũng có thể tạo thành ranh giới giữa các bất động sản liền kề (tạo thành ranh giới khi tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp)

Có phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về lối đi chung không?

Không bắt buộc phải đăng ký.
Trường hợp sử dụng nhiều năm mà tạo thành lối đi chung có thể được đo vẽ và thể hiện trong bản đồ địa chính.
Ngoài ra, lối đi chung cũng có thể tạo thành ranh giới giữa các bất động sản liền kề (tạo thành ranh giới khi tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp)