Án phí tranh chấp ranh giới đất đai năm 2023 là bao nhiêu?

29/05/2023 | 10:48 58 lượt xem Trang Quỳnh

Án phí tranh chấp đất đai được biết đến là một trong những nghĩa vụ mà đương sự sẽ cần phải nộp khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc của mình. Pháp luật hiện nay quy định về mức án phí sẽ căn cứ vào từng vụ việc tranh chấp và theo từng cấp xét xử. Hiện nay số lượng vụ án tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, trong đó không thể không nói đến tranh chấp ranh giới đất đai. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng Án phí tranh chấp ranh giới đất đai năm 2023 là bao nhiêu? Bạn đọc hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp đất đai là gì?

Kinh tế ngày càng phát triển thì quan hệ đất đai cũng ngày càng phức tạp, các quan hệ đất đai không còn thuần túy là quan hệ dân sự về một tài sản thuộc sở hữu đại diện của nhà nước mà quan hệ đó mang nhiều sắc thái mới, gắn chặt với yếu tố thương mại. Vậy chi tiết quy định về tranh chấp đất đai được hiểu là như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau:

Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Đối với khái niệm tại Điều trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.

Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.

Theo đó, cần xác định tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:

– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Án phí tranh chấp ranh giới đất đai năm 2023 là bao nhiêu?

Án phí tranh chấp ranh giới đất đai năm 2023 là bao nhiêu?

Án phí là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết một vụ án. Đại từ điển tiếng Việt có giải nghĩa về án phí là “số tiền chi phí cho việc xét xử một vụ án”, Tuy nhiên, một vụ án không chỉ được giải quyết bằng một cách thức duy nhất là xét xử, mà trong những trường hợp như đình chỉ, công nhận thỏa thuận của các đương sự, Tòa án vẫn phải giải quyết về vấn đề án phí. Vậy khi xảy ra tranh chấp ranh giới đất sẽ phải nộp án phí là bao nhiêu?

Án phí tranh chấp ranh giới đất đai được xác định theo quy định. (Tiểu mục 1.1; 1.3 mục 1 và tiểu mục 2.1 mục 2 phần 1 Danh mục Án phí ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14). Được tính như sau:

Trường hợp không yêu cầu xác định giá trị tài sản. Mà chỉ yêu cầu xem xét quyền sở hữu mảnh đất. Thì mức án phí đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch là 300.000 đồng.

Trong trường hợp có yêu cầu Tòa án xác định giá trị tài sản. Thì mức án phí được xác định như sau:

– Từ 6.000.000 đồng trở xuống. Thì mức án phí phải nộp cho Tòa là 300.000 đồng.

– Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000 đồng. Thì mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.

– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng. Thì mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. Thì mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

– Tài sản có giá trị từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng. Thì mức án phí phải nộp là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

– Tài sản có giá trị từ trên 4.000.000.000 đồng. Thì mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Ai là người phải chịu án phí tranh chấp ranh giới đất đai?

Án phí được hiểu gần như đồng nghĩa với chi phí tố tụng và được xác định trên chi phí thực tế do việc giải quyết vụ án gây ra. Hiện nay tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành thí án phí sẽ bao gồm án phí dân sự, án phí hình sự và án phí hành chính. Vậy khi tranh chấp ranh giới đất thì ai sẽ là người nộp tiền án phí này?

Căn cứ Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và khoản 2 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Chủ thể chịu án phí tranh chấp ranh giới đất đai là:

– Nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

– Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

– Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

– Các bên đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.

– Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định.

– Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định.

Những trường hợp được miễn án phí trong vụ án tranh chấp đai đai

Việc thu án phí, lệ phí phản ánh đúng bản chất của vụ việc dân sự, đồng thời có ý nghĩa rất lớn đối với giải quyết vụ việc dân sự. Mặt khác, cũng góp phần bảo đảm thực hiện được chính sách tài chính của Nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật có quy định những trường hợp được miễn tiền án phí tranh chấp ranh giới đất hiện nay, chi tiết:

Điểm d khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Những trường hợp sau được miễn tiền tạm ứng án phí.

– Trẻ em là người dưới 16 tuổi

– Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo

– Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, không còn khả năng lao động

– Người khuyết tật

– Người có công với cách mạng

– Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn

– Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Án phí tranh chấp ranh giới đất đai năm 2023 là bao nhiêu?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Tư vấn luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Ai có thẩm quyền miễn giảm án phí tranh chấp đất đai?

Thẩm quyền miễn giảm án phí được quy định cụ thể. Tại Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.
Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.
Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu khi ra bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ án.

Khi nào phải nộp án phí tranh chấp đất đai?

Án phí là khoản chi phí về xét xử một vụ án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định mà đương sự phải nộp vào ngân sách nhà nước. Pháp luật quy định mức án phí tùy theo cấp xét xử (sơ thẩm hoặc phúc thẩm) và tùy theo vụ việc tranh chấp.
Khi bắt đầu khởi kiện vụ án giải quyết tranh chấp đất đai, người nộp đơn khởi kiện (nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập) sẽ là người thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí để Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Án phí được phân loại như thế nào?

Án phí được chia thành các loại bao gồm:
+ Án phí hình sự;
+ Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;
+ Án phí hành chính.
Ngoài ra đối với án phí dân sự thì được chia thành án phí trong vụ án có giá ngạch và không có giá ngạch, cách xác định như sau:
+ Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.
+ Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.