Công trình tôn giáo là công trình đặc biệt, chính vì vậy những công trình này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Việc xây dựng công trình tôn giáo phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu xây dựng công trình tôn giáo mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ bị xử phạt theo quy định. Do đó, chủ đầu tư xây dựng công trình tôn giáo cần phải xin cấp phép xây dựng công trình tôn giáo trước khi xây dựng. Vậy, Thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình tôn giáo thuộc về cơ quan nào? Hãy cùng Tư vấn luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016
- Nghị định 15/2021/NĐ-CP
Công trình tôn giáo là gì?
Theo khoản 1 và khoản 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, tín ngưỡng và tôn giáo được quy định như sau:
– Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
– Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
Đồng thời, tại quy định khoản 14 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016, công trình tôn giáo là công trình xây dựng để làm cơ sở tôn giáo, tượng đài, bia và tháp tôn giáo. Các cơ sở tôn giáo bao gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.
Xây dựng công trình tôn giáo có phải xin giấy phép không?
Căn cứ vào quy định pháp luật thì việc xây dựng các công trình tôn giáo tại Việt Nam sẽ được chia thành 2 nhóm phải xin cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
– Nhóm thứ nhất: Là công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, mọi công trình xây dựng ở bất cứ khu vực nào cũng phải xin giấy phép xây dựng.
+ Nếu xây dựng công trình tôn giáo trái phép (không có giấy phép) sẽ bị xử phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
– Nhóm thứ 2: cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.
Như vậy, đối với việc xây dựng công trình tôn giáo và các công trình phụ trợ thì đều cần phải thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng công trình tôn giáo trước khi tiến hành xây dựng và sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
Bên cạnh đó, công trình tôn giáo bắt buộc phải được xây trên đất tôn giáo đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi rõ mục đích sử dụng nếu công trình xây dựng không phải trên đất tôn giáo thì sẽ còn bị xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai.
Thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình tôn giáo
Thẩm quyền cấp phép xây dựng quy định tại Luật xây dựng sửa đổi bổ sung 2020 như sau:
37. Bãi bỏ khoản 1, sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 103 như sau:
“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.”.
Theo quy định tại Phụ lục I Thông tư 06/2021/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành thì các công trình tôn giáo là công trình cấp III.
Do đó, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo là UBND cấp huyện.
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo
Căn cứ Điều 95 Luật Xây dựng 2014 và Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ cần chuẩn bị khi xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo bao gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo (mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP);
- Một trong số những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Nghị định 53/2017/NĐ-CP như:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất và quyết định xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
- …;
- Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Quyết định phê duyệt dự án xây dựng công trình tôn giáo (bản sao);
- Văn bản thông báo về kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng cùng hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở đã được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có);
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ kèm theo (nếu có);
- Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định (áp dụng đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng);
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng (nếu có);
- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt bao gồm: bản vẽ tổng mặt bằng dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất/bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt chủ yếu của công trình/bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng/các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình/bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình;
- Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm/chủ trì thiết kế xây dựng công trình tôn giáo, kèm theo chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế (bản sao);
Số lượng hồ sơ mà chủ đầu tư cần chuẩn bị 02 bộ.
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
- Chủ đầu tư công trình tôn giáo chuẩn bị 02 bộ hồ sơ với những tài liệu, giấy tờ được nêu trên;
- Nơi nộp hồ sơ: Do công trình tôn giáo là công trình xây dựng cấp III đối với mọi quy mô (Thông tư 06/2021/TT-BXD), theo đó cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt công trình theo Điều 103 Luật Xây dựng;
Lưu ý: Khi hồ sơ đã có đầy đủ giấy tờ, tài liệu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra và gửi phiếu tiếp nhận, trường hợp không đầy đủ hồ sơ thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn người nộp hồ sơ thực hiện bổ sung hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Xử lý yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tiếp nhận hồ sơ thực hiện thẩm định hồ sơ khi chủ đầu tư đã thực hiện hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng;
- Việc thẩm định yêu cầu xin cấp giấy phép xây dựng là đối chiếu sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng với thiết kế cơ sở được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, đóng dấu xác nhận;
- Kiểm tra sự phù hợp của bản thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình có yêu cầu về thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy;
- Trường hợp cần phải có yêu cầu về thẩm tra thiết kế thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo kết quả thẩm tra;
Bước 3: Trả kết quả xin cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo
- Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu sự phù hợp, đúng quy định của hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền thực hiện trả kết quả là giấy phép xây dựng cùng bản vẽ thiết kế xây dựng đã được đóng dấu xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
- Trong trường hợp không đủ điều kiện được cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền trả kết quả bằng văn bản cho chủ đầu tư và nêu rõ lý do không cấp giấy phép xây dựng;
Lưu ý: Chủ đầu tư cần phải đóng nộp đầy đủ lệ phí cấp giấy phép xây dựng trước khi nhận kết quả theo thông báo từ cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Thông tin liên hệ
Tư vấn luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền cấp phép xây dựng công trình tôn giáo năm 2023?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về gia hạn thời hạn sử dụng đất. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Điều 16 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ như sau:
“1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật.
2. Khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng”
Như vậy, đối với việc cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tôn giáo thuộc các trường hợp trên mà không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.
Căn cứ vào Điều 58 Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo thực hiện như sau:
– Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
– Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo thực hiện như quy định của pháp luật về xây dựng đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa, cách mạng.
– Việc tu bổ, phục hồi cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng
+ Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thuộc các cơ sở này thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về xây dựng.