Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào?

27/12/2022 | 09:07 59 lượt xem Lò Chum

Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào

Thưa luật sư vợ chồng tôi mới mua một căn chung cư do bạn tôi giới thiệu, vừa khi dọn đến một thời gian thì có anh quan lý chung cư đến hỏi tôi về việc nộp phí quản lý chung cư. Tôi không biết về loại phí này nên muốn nhờ luật sư tư vấn là phí quản lý chung cư là gì? Theo quy định pháp luật hiện hành thì phí quản lý chung cư được tính như thế nào? Đối tượng nào cần phải đóng phí quản lý chung cư hiện nay? Và đặc biệt là Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tư vấn luật đất đai để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào? Khoản thu phí quản lý chung cư được dùng vào việc gì? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để trả lời các câu hỏi đó nhé!

Căn cứ pháp lý:

 Phí quản lý chung cư là gì?

Phí quản lý chung cư là các khoản chi phí đóng hàng tháng theo từng kỳ của cư dân cho bộ phận quản lý vận hành tòa nhà. Số tiền đóng sẽ được sử dụng để chi trả cho các hoạt động quản lý, vận hành nhà chung cư.

Phí quản lý chung cư có tác dụng gì?

Hiện nay, phí quản lý vận hành chung cư được quy định khá cụ thể tại thông tư số 02/2016/TT-BXD. Loại phí này sẽ được dùng vào các mục đích khác nhau như:

  • Phí hoạt động bảo trì, điều khiển các hệ thống, thiết bị trong tòa nhà như: thang máy, hệ thống chữa cháy, máy phát điện, các thiết bị dự phòng,…
  • Thanh toán các khoản dịch vụ trong tòa nhà: phí bảo vệ, vệ sinh, chăm sóc cây cối môi trường,…
  • Chi trả cho các khoản phí quản lý tòa nhà do các bộ phận quản lý thực hiện.

Cách tính phí quản lý chung cư

Theo pháp luật quy định điều 106, luật nhà ở 2014, căn cứ để xác định chi phí quản lý vận hành tòa nhà bao gồm một số nội dung sau:

  • Nguyên tắc để xác định phí quản lý chung cư là phải công khai và minh bạch. Bên cạnh đó, mức giá để tính loại chi phí này phải được căn cứ theo nội dung quản lý và các dịch vụ kèm theo loại chung cư đó.
  • Phí quản lý chung cư không bao gồm các loại phí bảo trì các hệ thống chung, phí giữ xe, phí điện, nước,…
  • Trong trường hợp có nhiều người cùng sở hữu một căn hộ thì phí quản lý chung cư được tính theo thỏa thuận hợp đồng hoặc do hội nghị quyết định.
  • Trường hợp chỉ có một người sở hữu căn hộ thì phí quản lý chung cư sẽ được thực hiện như trong hợp đồng mua bán đã cam kết.

Cũng như phí quản lý tòa nhà văn phòngcách tính loại phí quản lý chung cư cũng được pháp luật quy định tại thông tư số 02/2016/TT-BXD. Tham khảo cách tính chi phí quản lý chung cư theo công thức:

Phí quản lý chung cư = Giá dịch vụ quản lý trên 1 mét vuông (m2) X số diện tích sử dụng (m2)

Trong đó:

  • Nếu được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích sử dụng được tính làm cơ sở để tính phí dịch vụ.
  • Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì diện tích sử dụng được tính làm cơ sở để tính phí quản lý chung cư là diện tích thuộc phần sở hữu riêng của người sử hữu.

Ví dụ: Giá dịch vụ quản lý vận hành tính trên mỗi mét vuông (m2) = 6.000 đồng/m2/tháng. Diện tích sử dụng = 100 m2

=> Phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư = 6.000 * 100 = 600.000 Đồng/tháng

Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư là bao nhiêu?

Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào
Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào

Khung giá phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quyết định bởi UBND tỉnh thành tại nơi có dự án chung cư đó. Vì vậy, đối với mỗi địa phương khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau.

Ví dụ: mức khung phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư 2022 trên địa bàn thành phố Cần thơ:

LoạiMức giá tối thiểu (Đồng/m2/tháng)Mức giá tối đa (Đồng/m2/tháng)
Nhà chung cư không có thang máy4.1886.533
Nhà chung cư có thang máy8.99214.922

Ngoài ra, khung giá của phí dịch vụ quản lý chung cư còn có thể được sử dụng để điều chỉnh một số vấn đề:

  • Làm cơ sở trong trường hợp các bên trong hợp đồng mua bán, thuê nhà hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa các đơn vị quản lý vận hành và những người sử dụng nhà chung cư.
  • Khung giá dịch vụ áp dụng trên các đối tượng: cơ quan quản lý nhà ở trên địa bàn thành phố, chủ đầu tư dự án, ban quản lý, những người có liên quan đến việc sử dụng chung cư.
  • Khung giá sẽ không được áp dụng với các trường hợp: chung cư cũ thuộc sở hữu nhà nước mà chưa được cải tạo, các tòa chung cư xã hội được ở theo hình thức tập thể nhiều người, đã có sự thống nhất tại hội nghị nhà chung cư đã có thỏa thuận chung trong hợp đồng.

Thời gian thu phí dịch vụ quản lý chung cư

Thời gian thu phí dịch vụ quản lý được quy định tại thông tư số 02/2016/TT-BXD. Theo đó chi phí này sẽ được thu theo thỏa thuận của chủ sở hữu và người sử dụng chung cư trên cơ sở pháp luật. Ngoài ra, người sử dụng chung cư cũng phải có nghĩa vụ đóng các chi phí để bảo trì và vận hành chung cư theo quy định cho bộ phận quản lý chung cư.

Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào

Diện tích căn hộ để tính giá quản lý vận hành mà chủ sở hữu căn hộ phải đóng cũng được quy định cụ thể tại Điều 30 của Thông tư số 02/2016/TT-BXD:

“Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác không phải căn hộ trong nhà chung cư làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành được quy định như sau:a) Trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích ghi trong Giấy chứng nhận;b) Trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận thì diện tích làm cơ sở để tính kinh phí quản lý vận hành là diện tích sử dụng thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu (diện tích thông thủy được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 của Luật Nhà ở); diện tích này được xác định trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc xác định theo thực tế.”

Như vậy, tùy vào diện tích và đơn giá quy định mà một căn hộ sẽ phải đóng từ 300.000 đồng đến vài triệu đồng mỗi tháng.

Với nhà chung cư thuộc sở hữu Nhà nước thì việc thu phí vận hành sẽ dựa trên giá dịch vụ quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 106 của Luật Nhà ở.

Khung giá dịch vụ quản lý chung cư thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn Hà Nội:

Loại nhà chung cưGiá tối thiểu 
(đồng/m2/tháng)
Giá tối đa 
(đồng/m2/tháng)
Nhà chung cư không có thang máy7005.000
Nhà chung cư có thang máy1.20016.500

Khung giá phí quản lý chung cư tại TP.HCM đối với các dự án thuộc sở hữu Nhà nước được tính như sau:

Loại nhà chung cưGiá tối thiểu 
(đồng/m2/tháng)
Giá tối đa 
(đồng/m2/tháng)
Nhà chung cư không có thang máy5003.000
Nhà chung cư có thang máy1.5006.000

Mức giá trên chưa bao gồm các dịch vụ cộng thêm như bể bơi, tắm hơi, sân tennis, internet, truyền hình cáp và các dịch vụ khác cũng như thuế giá trị gia tăng (nếu có). Dù mức phí trên có phạm vi điều chỉnh cho các tòa nhà chung cư do Nhà nước quản lý nhưng cũng được sử dụng làm cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê nhà hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa chủ sở hữu, người sử dụng chung cư với đơn vị quản lý vận hành. Trong trường hợp các chủ thể không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý nhà chung cư thì có thể áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ như đã nêu trên.

Mức phí quản lý được tính theo mỗi mét vuông (m2) diện tích căn hộ được sử dụng (xác định theo diện tích thông thủy).

Trong đó, diện tích thông thủy là diện tích bao gồm diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công gắn liền với căn hộ đó nhưng không tính phần diện tích tường bao, tường phân chia căn hộ, diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm trên trong căn hộ.

Phí quản lý chung cư có chịu thuế GTGT không?

Phí quản lý tòa nhà chung cư là một trong những khoản phí phải chịu thuế giá trị gia tăng 10% và người đóng phí sẽ nhận được hóa đơn theo đúng quy định pháp luật.

Có thể thấy, phí quản lý chung cư là khoản chi phí hợp lý mà cư dân có nghĩa vụ phải đóng đầy đủ. Lựa chọn công ty quản lý tòa nhà chuyên nghiệp uy tín để tránh những tranh chấp quyền lợi của cư dân với chủ đầu tư.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Phí quản lý chung cư tính theo diện tích nào” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn đặt cọc đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quy định phí quản lý chung cư nhà ở xã hội?

Nhà ở xã hội là nhà ở thuộc sự quản lý và sở hữu của nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng để cung cấp nhà ở giá rẻ cho các đối tượng thu nhập thấp.
Phí quản lý chung cư nhà ở xã hội sẽ được các đơn vị có thẩm quyền thu và thuộc quyền sở hữu của nhà nước trên địa bàn, thành phố nơi có nhà ở xã hội.

Sự khác biệt giữa phí quản lý chung cư và phí bảo trì chung ư?

Phí quản lý chung cư là khoản kinh phí riêng biệt để quản lý vận hành chung cư, tách biệt hoàn toàn với phí bảo trì chung cư 2% mà chủ sở hữu căn hộ đã đóng cho chủ đầu tư trước đó. Việc sử dụng hai loại phí này phải tuân theo quy định của Pháp luật và công khai minh bạch.
Ngoài phí quản lý chung cư thì chủ sở hữu, người sử dụng căn hộ cũng cần quan tâm đến các khoản chi phí khác như phí trông giữ xe, giá điện nước….

Phí quản lý chung cư đung để làm gì?

quỹ phí quản lý vận hành chung cư được ban quản trị tòa nhà sử dụng cho các mục đích sau:
Chi trả cho dịch vụ bảo vệ, đảm bảo an ninh khu nhà như lễ tân, ban quản lý, nhân viên bảo vệ.
Chi trả cho dịch vụ vệ sinh: lau dọn hành lang, thu gom rác thải, quét dọn nơi công cộng, diệt côn trùng…
Chi trả cho dịch vụ chăm sóc cảnh quan: chăm sóc cây xanh, vườn hoa, trang trí khu vực công cộng trong khu nhà.
Chi trả cho hoạt động vận hành, bảo dưỡng các tiện ích chung như máy bơm nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thang máy…
Chi trả cho các công việc liên quan tới vận hành tòa nhà khác.