Để đảm bảo sự thuận lợi cho việc công tác cũng như để giúp cho việc ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống đối với những đối tượng có nhiệm vụ công đặc thù, hoặc là những cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Nhà nước ta đã đưa ra chính sách xây dựng các nhà ở công vụ để các cán bộ, người có chức, có quyền hoặc người làm những nhiệm vụ đặc thù có chỗ sinh hoạt ổn định. Vậy nhà ở công vụ được quy định như thế nào?, được thiết kế ra sao? và ” nhà ở công vụ bao gồm mấy loại”?. Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, chồng tôi là công chức Nhà nước và vừa được phân lên trên tỉnh Sơn La để công tác. Vì là công tác xa nhà nên chồng tôi muốn cho tôi và các con lên đó ở cùng để tiện cho việc chăm sóc. Luật sư cho tôi hỏi là cán bộ công chức nhà nước thì có được thuê nhà ở công vụ trên chỗ công tác không ạ? và nhà ở công vụ bao gồm mấy loại ạ?. Tôi xin cảm ơn.
Nhà ở công vụ là gì?
Nhà ở công vụ là nhà dùng cho các đối tượng thuộc diện được phép thuê ở nhà công vụ trong thời gian nhận chức vụ hay công tác.
Nhà công vụ được xây dựng và mọi chi phí đều được chi trả bởi nguồn tiền từ ngân quỹ nhà nước. Đây là công trình công, nằm trong chính sách bảo trợ và chăm sóc đời sống nhân dân, cán bộ nhà nước của chính phủ. Mục đích sử dụng của nhà công vụ được thể hiện trực tiếp qua tên gọi của chúng, mục đích công.
Nhà công vụ được nhà nước phân dành cho những người, đối tượng có nhiệm vụ công đặc thù, hoặc các cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước. Người ta có thể sử dụng nhà công vụ để ở, sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, đối với một số người có nhiệm vụ công đặc biệt, nhà công vụ còn có thể được sử dụng để tiếp khách, hoặc các mục đích khác hợp lí, phục vụ cho công việc chung của nhà nước.
Đối tượng nào được ở nhà công vụ?
Theo quy định tại khoản 5 điều 2 Luật Nhà ở 2014, đối tượng được ở nhà công vụ gồm:
a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
b) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại cơ quan trung ương giữ chức vụ từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên; được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;
c) Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội không thuộc diện quy định tại điểm b khoản này được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, trừ đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang;
đ) Giáo viên đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
e) Bác sĩ, nhân viên y tế đến công tác tại khu vực nông thôn, xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
g) Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
Nhà ở công vụ bao gồm mấy loại
Loại nhà ở này cũng được chia ra thành nhiều loại với điều kiện cơ sở vật chất và quy mô khác nhau. Tùy vào chức vụ, cấp bậc trong cơ quan nhà nước cũng như nhiệm vụ công cần thực hiện của đối tượng thuê hoặc được cấp phép ở để công tác mà sẽ có các loại nhà công vụ tương ứng. Cụ thể, nhà công vụ nhìn chung được chia thành 3 loại:
+, Biệt thự
+, Căn hộ chung cư ở trung tâm thành phố, khu vực đô thị
+, Căn nhà ở khu vực ngoại ô thành phố, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa
Tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ do Thủ tướng Chính phủ quy định và được điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kỳ theo đề nghị của Bộ Xây dựng.
Cán bộ, công chức đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng và tương đương trở lên thuộc đối tượng ở nhà công vụ sẽ được bố trí nhà ở biệt thự.
Các đối tượng khác được bố trí nhà chung cư hoặc nhà ở thấp tầng đối với khu vực chưa phát triển nhà chung cư. Căn hộ trong nhà chung cư xây dựng mới có diện tích sàn sử dụng không nhỏ hơn 45m2 và không lớn hơn 150m2.
Tiêu chuẩn diện tích nhà ở công vụ được điều chỉnh phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bộ Xây dựng quy định và hướng dẫn việc thiết kế nhà ở công vụ đảm bảo triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước.
Điều kiện thuê nhà công vụ
Với cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ (thuộc điểm a Khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở năm 2014) được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh:
– Với những đối tượng còn lại (thuộc điểm b, c, đ, e, g Khoản 1 Điều 32 Luật Nhà ở năm 2014) cần phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác.
Nếu đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác thì diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình cần thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực khác nhau.
Quy định về thiết kế nhà ở công vụ
Các loại nhà ở công vụ
– Đối với nhà biệt thự
Được thiết kế theo kiểu biệt thự đơn lập hoặc biệt thự song lập. Chiều cao tối đa không quá 3 tầng. Diện tích đất khuôn viên biệt thự không nhỏ hơn 350 m2 và không lớn hơn 500 m2.
– Đối với căn hộ chung cư tại khu vực đô thị
Được thiết kế kiểu căn hộ khép kín, diện tích sử dụng mỗi căn hộ không nhỏ hơn 25 m2 và không lớn hơn 160 m2.
– Đối với căn nhà khu vực nông thôn
Được thiết kế căn nhà kiểu khép kín, diện tích sử dụng mỗi căn nhà không nhỏ hơn 25 m2 và không lớn hơn 90 m2.
Nhà ở công vụ được thiết kế theo tiêu chuẩn diện tích sử dụng phù hợp với từng nhóm đối tượng (chức danh). Diện tích sử dụng nhà ở công vụ được quy định cụ thể như sau:
TT | Loại nhà | Diện tích đất (m2) | Tổng diện tích sử dụng (m2) |
I | BIỆT THỰ | ||
1 | Loại A | 450 – 500 | 300 – 350 |
2 | Loại B | 350 -400 | 250 – 300 |
II | CĂN HỘ CHUNG CƯ KHU VỰC ĐÔ THỊ | ||
1 | Căn hộ loại 1 | – | 140 – 160 |
2 | Căn hộ loại 2 | – | 100 – 115 |
3 | Căn hộ loại 3 | – | 80 – 90 |
4 | Căn hộ loại 4 | – | 60 – 70 |
5 | Căn hộ loại 5 | – | 25 – 45 |
III | CĂN NHÀ KHU VỰC NÔNG THÔN | ||
1 | Căn nhà loại 1 | – | 80 – 90 |
2 | Căn nhà loại 2 | – | 55 – 65 |
3 | Căn nhà loại 3 | – | 40 – 45 |
4 | Căn nhà loại 4 | – | 25 – 35 |
Trình tự, thủ tục thuê nhà ở công vụ
Để thuê nhà ở công vụ thì cần phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục sau đây:
Hồ sơ thuê nhà ở công vụ
Với cán bộ thuộc đối tượng được thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm b, c, đ, e, g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở năm 2014 thì đề nghị cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý gửi 1 bộ hồ sơ đến cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện).
Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ (mẫu Phụ lục số 01) có xác nhận của cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức về thực trạng nhà ở quy định tại Khoản 2 Điều 32 của Luật Nhà ở năm 2014.
– 01 bản sao quyết định bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác có xác nhận của cơ quan ra quyết định hoặc cơ quan đang trực tiếp quản lý cán bộ, công chức.
b) Đối với người thuê nhà ở công vụ quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở năm 2014 thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền quyết định đối tượng thuê nhà ở công vụ và trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở công vụ cho phù hợp với điều kiện thực tế và quy định của Thông tư này.
Thủ tục thuê nhà ở công vụ
Thủ tục thuê nhà ở công vụ với người thuê quy định tại Điểm b, c, đ, e, g Khoản 1 Điều 32 của Luật Nhà ở năm 2014 được thực hiện như sau:
– Trong 10 ngày từ khi nhận đơn đề nghị thuê nhà ở công vụ, cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ kiểm tra và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định cho thuê nhà ở công vụ theo quy định.
– Căn cứ quỹ nhà ở công vụ hiện có và tiêu chuẩn nhà ở công vụ, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý người có nhu cầu thuê nhà ở công vụ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm kiểm tra, nếu đủ điều kiện cho thuê nhà ở công vụ thì ban hành quyết định cho thuê nhà ở công vụ; trường hợp không đủ điều kiện thì phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho thuê nhà ở công vụ gửi Quyết định bố trí cho thuê đến đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ, cơ quan đang trực tiếp quản lý người thuê và người được thuê nhà ở công vụ (mỗi nơi 1 bản) để phối hợp trong việc quản lý, bố trí cho thuê nhà ở công vụ.
– Căn cứ quyết định bố trí cho thuê nhà ở công vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở công vụ có văn bản (kèm theo danh sách người được bố trí thuê nhà ở) đề nghị đơn vị quản lý vận hành ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trực tiếp với người thuê theo quy định sau:
Hai bên trực tiếp trao đổi và ký kết hợp đồng thuê nhà ở công vụ trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của tư vấn luật Đất đai về vấn đề “Nhà ở công vụ bao gồm mấy loại“ theo pháp luật hiện hành. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Ngoài ra nếu bạn đọc có quan tấm đến các vấn đề khác liên quan như là làm sổ đỏ, gia hạn thời hạn sử dụng đất, Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ, muốn làm sổ đỏ, phí gia hạn thời gian sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư,… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Tư vấn luật đất đai qua số hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm định tại chỗ án tranh chấp đất
- Người ở nước ngoài ủy quyền bán đất
- Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thời gian sử dụng của nhà công vụ được quy định trong một thời gian nhất định. Cán bộ có thể được cấp hoặc thuê lại nhà ở công vụ với mức giá thấp và sử dụng trong thời gian còn đảm nhận chức vụ, công tác.
Cụ thể, thời hạn cho thuê nhà ở công vụ theo thời hạn mà người thuê nhà được bổ nhiệm, điều động, luân chuyển công tác nhưng tối đa không quá 5 năm. Trường hợp hết hạn hợp đồng mà người thuê vẫn thuộc diện được tiếp tục thuê nhà ở công vụ thì bên cho thuê và bên thuê nhà ở công vụ sẽ ký kết hợp đồng mới theo quy định.
Quyết định số 27/2015/QĐ-TTg về tiêu chuẩn nhà ở công vụ nêu rõ:
– Đối với các chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, bố trí theo quỹ nhà ở công vụ hiện có, đảm bảo điều kiện công tác và yêu cầu bảo vệ.
– Trường hợp nhà ở công vụ (thuộc sở hữu của Đảng Cộng sản Việt Nam) là biệt thự có diện tích đất, diện tích nhà cao hơn tiêu chuẩn quy định, việc bố trí do Thường trực Ban Bí thư quyết định.
– Trường hợp người thuê nhà ở công vụ thuộc các nhóm chức danh quy định tại các Khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 4 của Quyết định này mà ở cùng gia đình thì được cộng thêm diện tích sử dụng của từng thành viên trong gia đình (6m2 sử dụng/người).
– Trường hợp một người đồng thời đảm nhận nhiều chức danh có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ thì được áp dụng tiêu chuẩn nhà ở công vụ theo chức danh cao nhất.
– Trường hợp do không đủ loại nhà ở công vụ để bố trí theo tiêu chuẩn, căn cứ vào quỹ nhà ở công vụ hiện có, cơ quan quản lý nhà ở công vụ xem xét việc bố trí cho thuê; người thuê nhà ở công vụ phải trả tiền thuê (bằng giá thuê được quy định tại Điều 33, Luật Nhà ở năm 2014 nhân với diện tích sử dụng được ghi trong Hợp đồng thuê nhà ở công vụ), kể cả khi diện tích sử dụng thực tế nhà ở công vụ vượt quá tiêu chuẩn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2, Điều 2, Quyết định này.
a) Khi phải thu hồi nhà ở công vụ theo Điều 14 của Thông tư này, cơ quan quản lý nhà ở công vụ thông báo cho người thuê nhà và chỉ đạo đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ rà soát lại hiện trạng nhà ở công vụ đã được bố trí cho thuê để tiến hành ký biên bản bàn giao nhà ở công vụ gồm 03 bên: Bên thuê nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở công vụ, cơ quan quản lý nhà ở công vụ. Biên bản trả lại nhà ở công vụ phải có nội dung như sau:
– Căn cứ pháp lý;
– Địa chỉ nhà ở công vụ và tên người đang thuê nhà ở công vụ;
– Các bên tham gia bàn giao và nội dung bàn giao, tiếp nhận nhà ở công vụ;
– Phụ lục về hiện trạng nhà ở công vụ và các trang thiết bị kèm theo tại thời điểm lập Biên bản trả lại nhà;
– Ký xác nhận về việc bàn giao, tiếp nhận nhà ở công vụ.
b) Sau khi nhận được Biên bản về việc trả lại nhà ở công vụ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản, đơn vị quản lý vận hành và người thuê nhà tiến hành việc quyết toán, thanh lý hợp đồng (thanh toán tiền thuê nhà và các dịch vụ mà người thuê nhà sử dụng và các nội dung liên quan) và người thuê bàn giao lại nhà ở công vụ cho đơn vị quản lý vận hành.
c) Thời hạn để các bên tiến hành ký Biên bản bàn giao và thu hồi nhà ở công vụ tối đa không quá 60 ngày. Trường hợp Bên thuê nhà ở công vụ không bàn giao nhà ở công vụ, đơn vị quản lý vận hành báo cáo cơ quan quản lý nhà ở công vụ đề nghị thu hồi nhà ở công vụ, cơ quan quản lý nhà ở công vụ có trách nhiệm kiểm tra, nếu thuộc diện phải thu hồi thì có tờ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở công vụ đó xem xét, ban hành quyết định thu hồi nhà ở công vụ, thời hạn thu hồi nhà ở công vụ tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi nhà ở công vụ có hiệu lực thi hành.