Xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không?

05/12/2022 | 09:00 972 lượt xem Thủy Thanh

Theo quy định của Luật Xây dựng thì khi người dân hay các chủ đầu tư muốn xây dựng nhà ở hay các công trình khác thì phải xin cấp giấy phép xây dựng, trừ một số trường hợp đặc biệt được miễn xin cấp giấy phép xây dựng. Nếu không xin giấy phép xây dựng mà tự ý xây dựng các công trình thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Vậy những trường hợp nào thì phải xin phép xây dựng?, ” Xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không”? và thủ tục xin phép giấy xây dựng khi xây dựng nhà vệ sinh như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Tư vấn luật đất đai nhé.

Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi muốn xây dựng thêm một nhà vệ sinh khoảng 4 mét vuông trên phần đất của gia đình, phần đất này của nhà tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu và cũng không có tranh chấp với ai, vậy khi tôi muốn xây nhà vệ sinh trên đó có cần xin giấy phép không ạ?. Tôi xin cảm ơn.

Các trường hợp phải xin giấy phép xây dựng

Chủ đầu tư thực hiện hoạt động xây dựng công trình không nằm trong các trường hợp được miễn xin cấp giấy phép theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng. Theo đó ta loại từ các trường hợp được miễn ra còn lại các công trình sau:

– Các công trình không phải là công trình bí mật nhà nước, công trình chỉ nằm trên địa bàn của một đơn vị hành chính cấp tỉnh, công trình xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch;

– Công trình không thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhưng không có quy hoạch chi tiết 1/500 và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không được thẩm định thiết kế xây dựng;

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng và tổng diện tích mặt sàn trên 500 m2 không có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực đã quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

– Công trình xây dựng chính;

– Các công trình xây dựng còn lại trừ các công trình quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014.

Xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không
Xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không

Xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không?

Các công trình khác trước khi xây dựng, chủ đầu tư phải có giấy xin phép xây dựng trừ các trường hợp không phải xin cấp phép xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 như:

– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp, công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên

– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư

– Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính

– Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình

– Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này

– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình

– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc

– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt

– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp không phải xin cấp phép xây dựng được quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì khi xây dựng nhà vệ sinh bắt buộc phải xin phép xây dựng.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý quy định tại Điều 267 Bộ luật Dân sự 2015, khi xây dựng công trình vệ sinh mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, cần phải:

– Xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý

– Bảo đảm vệ sinh, an toàn

– Không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh.

Tuy nhiên nếu một người chỉ thực hiện sửa chữa nhà vệ sinh, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì không cần xin cấp giấy phép xây dựng (điểm g khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014).

Thủ tục xin giấy phép xây nhà vệ sinh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Để xin giấy phép xây dựng mới nhà vệ sinh bạn cần chuẩn bị hồ sơ căn cứ theo Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng

– Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai

– Bản vẽ thiết kế xây dựng

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng (với thành phẩn hồ sơ như tại Bước 1) đến UBND cấp quận, huyện nơi có nhà ở.

Bước 3: Cấp giấy phép xây dựng

Căn cứ Điều 102 Luật Xây dựng 2014, trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV trên địa bàn do mình quản lý.

UBND cấp quận, huyện cấp giấy phép xây dựng (kèm theo hồ sơ thiết kế đã nộp có đóng dấu của cơ quan cấp phép) theo đơn đề nghị cho người nộp đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét, chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.

Lệ phí cấp giấy phép xây dựng do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành quy định và có sự khác nhau giữa các tỉnh.

Mức xử phạt khi xây dựng không có giấy phép xây dựng

Căn cứ theo khoản 5 điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, mức xử phạt khi tổ chức thi công trình không có giấy phép xây dựng như sau:

5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Xây nhà vệ sinh có cần xin giấy phép không“ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Tư vấn luật Đất đai.com luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là muốn tham khảo về mẫu đặt cọc mua bán nhà đất viết tay, vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Có thể xây dựng trong khi chờ giấy phép xây dựng không?

Điểm b, Khoản 1, Điều107 Luật xây dựng 2014 quy định điều kiện khởi công xây dựng công trình là “Có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 89 của Luật này;”
Căn cứ vào quy định trên, người dân chỉ được phép khởi công xây dựng khi đã được cấp giấy phép xây dựng. Nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng thuộc về cơ quan nào?

Từ 01/01/2021:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp GPXD đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp GPXD trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GPXD thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp GPXD đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
– Cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD là cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi GPXD do mình cấp.
– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD không thu hồi GPXD đã cấp không đúng quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi GPXD.

Giấy phép xây dựng có thời hạn bao lâu?

Giấy phép xây dựng có thời hạn 12 tháng sau khi được cấp phép và có hiệu lực. Điều này đã được quy định rõ trong Khoản 10, Điều 90, Luật xây dựng 2014.