Trình tự, thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài

27/01/2023 | 10:17 65 lượt xem Lò Chum

Thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài

Thưa luật sư tôi và chồng tôi cưới nhau được 10 năm, chồng tôi là bố đơn thân có 1 người con gái. Vì chồng tôi có công ty ở Việt Nam nên muốn đón con gái sang đây ở con gái chồng tôi nay đã được 22 tuổi. Khi sang đây thì con bé muốn ở riêng, trước khi cưới chồng tôi thì tôi có một căn hộ bây giờ tôi muốn chuyển nhượng lại căn hộ cho con bé. Tôi muốn hỏi luật sư trong trường nay thì có chuyển nhượng giống như tôi chuyển nhượng cho con gái ruột tôi không? Nếu không chuyển nhượng được trong trường hợp đó thì Thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào? Mong luật sư tư vấn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho tư vấn luật đất đai để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào? Trình tự và thủ tục ra sao? Các điều kiện cần khi mà chuyển nhượng căn hộ chung cư cho người nước ngoài là những điều kiện gì? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Căn cứ pháp lý:

Quy định pháp luật về chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài

Giao dịch chuyển nhượng căn hộ phải có đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Tài sản không bị vướng tranh chấp, khiếu nại về quyền sở hữu.
  • Không bị kê biên thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành các quyết định hành chính đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước.
  • Các bên tham gia chuyển nhượng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Điều kiện cá nhân nước ngoài được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Căn cứ theo Điều 159 Luật nhà ở, phải thỏa mãn 2 điều kiện:

Điều kiện 1: Đối tượng người nước ngoài phải là:

  • Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam.
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Điều kiện 2: Hình thức sở hữu nhà: Cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

  • Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam;
  • Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Điều này được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP cụ thể như sau: Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam chỉ được mua, thuê mua nhà ởcủa chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở, mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 7 của Nghị định này và chỉ được nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc nhận tặng cho nhà ở của tổ chức trong số lượng nhà ở theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này tại các dự án đầu tư xây dựng nhà  được phép sở hữu; trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam nhưng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì giải quyết theo quy định tại Điều 78 của Nghị định nà

Vậy, người nước ngoài chỉ có thể được chuyển nhượng nhà ở thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở trực tiếp từ chủ dự án xây dựng nhà ở; hoặc nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở của cá nhân. Do đó, trong trường hợp này, anh không thể bán nhà cho người nước ngoài bằng cách thông thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay, căn cứ vào Điều 32, Thông tư 19/2016/TT-BXD thì Tổ chức, cá nhân mua nhà ở của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại chưa nhận bàn giao nhà ở hoặc đã nhận bàn giao nhà ở có quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận thì bên mua từ chủ đầu tư có thể chuyển nhượng tiếp cho người nước ngoài bằng việc thiết lập văn bản chuyển nhượng quyền phát sinh từ hợp đồng (theo mẫu phụ lục 24 Thông tư 19/2016/TT-BXD). Văn bản này thể hiện người nước ngoài sẽ là bên thứ 3 tiếp tục thực hiện việc mua nhà với chủ đầu tư thông qua bên trung gian là người mua ban đầu. Hay nói một cách khác, người nước ngoài sẽ được xem là mua nhà từ chủ đầu tư dự án. Điều này hoàn toàn phù hợp với hình thức mua nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều 76 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, việc thực hiện thủ tục công chứng văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở còn nhiều khó khăn. Do đó, để tránh thiệt hại cho các bên, trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng, khách hàng nên liên hệ, trao đổi với chủ đầu tư và văn phòng công chứng tại nơi có bất động sản để nắm rõ các quy định và quyết định chính thức việc mua bán, chuyển nhượng nhà ở đối với đối tượng là người nước ngoài.

Cơ sở pháp lý của chuyển nhượng căn hộ chung cư sẽ dựa vào các văn bản pháp luật của: Luật Đất Đai, Bộ luật Dân Sự, Thông tư 19/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 hướng dẫn cụ thể về việc chuyển nhượng nhà chung cư, Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung.

Thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài

Thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài
Thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài

Bước 1. Người mua ban đầu và người nước ngoài lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở. Văn bản chuyển nhượng hợp đồng do hai bên ký kết được lập thành 07 bản (03 bản để bàn giao cho chủ đầu tư lưu, 01 bản nộp cho cơ quan thuế, 01 bản anh lưu, 01 bản người nước ngoài lưu); 01 bản để lưu tại cơ quan công chứng, chứng thực.

Bước 2. Tiến hành thủ tục công chứng hoặc chứng thực. Hồ sơ đề nghị công chứng hoặc chứng thực gồm các giấy tờ sau:

  • 07 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại (và phụ lục nếu có);
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu của các giấy tờ: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị;

Bước 3. Sau khi thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định, người nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận bao gồm các giấy tờ sau đây:

  • 05 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (đã công chứng, chứng thực);
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư; bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà ở;
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế;
  • Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu các giấy tờ của người nước ngoài: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương;

Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điểm a Khoản này và bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ sau đây:

  • 02 văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở đã có xác nhận của chủ đầu tư, trong đó có 01 bản của anh và 01 bản của người nước ngoài;
  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà ở (đối với trường hợp chủ đầu tư đã bàn giao nhà ở);
  • Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế.

Bước 4. Người nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật về đất đai. Khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận, ngoài các giấy tờ theo quy định của pháp luật về đất đai, bên đề nghị cấp Giấy chứng nhận phải nộp thêm cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận các giấy tờ sau:

  • Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư; bản chính biên bản bàn giao nhà ở;
  • Bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng cuối cùng đã có xác nhận của chủ đầu tư.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Thủ tục chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên tư vấn luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chuyển nhượng căn hộ chưa có sổ đỏ như thế nào?

Bước 1: Lập biên bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư 
Bước 2: Nộp bản sao hợp đồng mua bán cho cơ quan thuế và thực hiện đóng các loại thuế liên quan
Bước 3: Người nhận chuyển nhượng sẽ nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng hợp đồng. Hồ sơ này cần được chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán. 
Bước 4: Sau khi có được xác nhận chuyển nhượng từ chủ đầu tư. Sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ về cơ quan chức năng. 

Các loại phí tài chính khi chuyển nhượng căn hộ chung cư?

Lệ phí trước bạ.
Phí công chứng.
Thuế thu nhập cá nhân 25% giá trị lợi nhuận. Trong trường hợp không xác định được giá mua, thì thuế thu nhập cá nhân được tính bằng 2% giá chuyển nhượng. Thuế thu nhập cá nhân bên chuyển nhượng sẽ có trách nhiệm đóng loại thuế này

Lưu ý gì trong quá trình chuyển nhượng căn hộ?

Về nguyên tắc chung, tất cả các giao dịch chuyển nhượng hay mua bán đều phải lập thành hợp đồng và được công chứng. Các trường hợp chuyển nhượng nhà cần phải có sự xác nhận của chủ đầu tư. Trừ trường hợp mua lại căn hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. 
Sau khi bên mua đã đặt tiền cọc. Hai bên nên ký kết hợp đồng đặt cọc. Nếu căn hộ đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thì bên chuyển nhượng phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Nếu không bên chuyển nhượng phải chịu bồi thường cho bên nhận chuyển nhượng khoản tiền đã cọc trước đó. 
Hai bên giao dịch nên có sự chứng kiến của bên thứ 3. Để làm bằng chứng, chứng minh việc mua bán căn hộ chung cư đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.